tholeanhthu

Tuesday, November 14, 2017

NGHĨ VỀ THƠ (1)&(2).



Nghĩ về thơ
*
Thơ là nhà mà vần điệu chính nền móng ngôi nhà thơ đó. Nhà có lớn, có nhỏ, tường gạch, vách lá, mái tôn tráng kẽm hay ngói đỏ âm dương … Dáng vẻ ngôi nhà thơ ấy cao thấp, sang hèn là ở dụng câu chữ, xây dựng cấu tứ, những hình ảnh ẩn dụ, các biện pháp tu từ … Nhưng nhà mà không người ở khác gì nhà hoang. Nhà có người nhưng người không còn sống gọi đó nhà mồ. Trong ngôi nhà thơ, những con người ngụ  cư không chỉ sống mà còn phải biết sống một đời sống tinh thần giàu và đẹp. Số đông bọn họ " lậm" yêu.

**
Biệt thự là nhà biệt lập, có tường rào bao quanh. Khoảnh đất rộng ngoài nhà chính dọc dài, có nhà phụ kéo ngang. Có nhà xe, nhà vườn, có sân quần, bể tắm … Vuông đất hẹp người ta cấn hầm, lấn gác. Tầng hầm để xe, làm kho, giấu rượu, tầng gác trồng kiểng chậu cộng vườn lan gió đưa.
Cửa những tòa biệt thự thơ mở ra bốn phương tám hướng, bắt nắng sớm mưa chiều, nhặt đủ tiếng chim kêu, gồm thâu ánh trăng thanh cùng tiếng lá rơi nhẹ ơi là nhẹ… Xen trong tiếng cu gù, dế gáy là tiếng cười con trẻ, lẫn với gió qua thềm, vấp chân té ngồi  nơi  bậc cửa, ta chộp được hương tóc người yêu.

***
Có bao nhiêu loại nhà có bấy nhiêu kiểu thơ. Thơ cổ, thơ cũ, ca trù hát ví cùng câu hò xự xang… Thể thất ngôn bát cú, lục bát, song thất lục bát đến thơ 5,6,7,8 … chữ, thơ mới, thơ tự do … Loại khuôn định cấu trúc từng bài, kiểu trật tự đến từng câu; cả điệu vần dưới trên phải gieo theo luật.

Tự do là một thể thơ có trật tự không rõ ràng nhất. Bài bao nhiêu câu, câu bao nhiêu chữ, vần lưng hay vần chân, cả không vần … thảy đều chấp nhận được !.

Dễ thế nên người người làm thơ, nhà nhà in thơ. Đã không ít người đăng đàn tung hô vạn tuế : thơ tự do mới hiện đại, thơ tự do là nhất hạng… Thơ tự do nhiều tuồng như đã được sinh sản vô tính. Cả những mưu toan, dự định: lập trình máy tính " tự động hóa" công việc nhà thơ. Nhập dữ liệu tình cảm ( gương mặt, nụ cười, ánh mắt …), cấp độ yêu đương ( nông  nỗi, đằm thắm hay sâu sắc …), "click" chọn thể loại, điệu vần, phong cách…, trong tích tắc, máy sẽ cho ra đời đủ số bạn yêu cầu. Những bài thơ tình thứ dữ !.

Báo động trước mùa bão lũ : thể thơ tình máy tính yêu.

****
Đời thơ một người được "yêu" mỗi bài. Trong bài thơ "sống cùng năm tháng" ấy, hay  được mỗi câu. Trong câu thơ " cửa miệng" vẫn thường nhắc : đắt có một từ.
Huống gì thơ hay nhất vẫn là thơ người chưa kịp viết.
Thơ viết rồi thời mất nỗi niềm riêng yêu !.

*****

Có không mối bận tâm cúa thơ hôm nay : người đọc, người yêu thơ ít đi từng ngày ?.
Tất tả một đám người " chạy" lo mỗi việc cách tân cho thơ. Xuất hiện  thơ đột phá, thơ mạ vàng, thơ đánh đố, thơ xếp hình, thơ diễn và ngâm trên sân khấu màn xanh khói đỏ, có nhạc rền vang, có múa kiểu cọ để mà minh họa …

Đâu hay thơ xưa nay mãi vẫn của ít người ! Là sóng ở ao con phải đâu sóng nơi bể biếc. Khoản nước mắt lặn trong hay đâu nhạt nhòa khuôn mặt. Thơ độc bằng tứ, thâm sâu nhờ tình, ý. Thơ phải xem tận mắt, phải nghe rõ tai, phải mở to vòm miệng ra mà đọc … Đọc đi, đọc lại. Một lần cười, một bận khóc. Nghĩ tới suy lui. Lượt đầu thấy ghét, kế phải  lòng  yêu.

******

Lối đường nhà thơ ruổi giong: mãi chỉ mỗi mình cô độc. Đánh vật với con chữ í,a mà mồ hôi tròn hột. Thơ thẩn cùng sông nước, trăng hoa mà người gầy sút. Khuất tận cùng nẻo rãnh tư duy ai người sánh chung bước được !.
Nghề thơ, người thơ ngày thêm vắng do trăm phần ngã rẽ khác : lợi danh, quyền lực, tài lộc … Viết truyện, vẽ tranh; bước chuyển in lịch, làm speaker; đường vào giám khảo những cuộc thi thời trang, hoa hậu … Không trách vì nghề đã không nuôi nổi người thơ. Chỉ trách khi sống đủ đầy rồi không thơ.
Lời khuyên không dễ học, học mấy ai đã thuộc, thuộc mấy người làm mà được : giữ  con chữ TÂM tròn và sáng thời sẽ được thơ yêu !.

Nghĩ về thơ (2).

*
Thơ là nhà mà vần điệu chính nền móng ngôi nhà thơ đó. Nhà có lớn, có nhỏ … Tôi hệt trẻ vở lòng, niềm tin quá ngây ngô.
Nhà lăn tròn bánh xe. Nhà là chiếc ghe bềnh bồng sông nước. Lũ bạn tôi tứ xứ, tụ hội thành phố này trong khu nhà thuê trọ. Tiền ăn ở hết thảy trông vào nhuận bút in thơ (?).
Thơ ngày không đủ, chúng quẳng giấc ngủ mắt thức thâu đêm.
Anh tuổi năm mươi vững tin mình mãi chạy đuổi cùng thơ. Chưa một lần qua chân bậc cửa. Hẳn anh không tự dối lừa với những gì đã in. Hay đấy phút khiêm lòng trước ngôi thơ tráng lệ.


- Kể có phần tệ. Tớ từng mê ngủ tè ướt câu thơ mẹ ru. Nói rồi hắn cạn ly đánh  "ót". (Xin đừng chấp nhất ).
- Ngôi thơ không cửa. Một tên cao tay thề thốt. Khốn nạn bọn người giăng dây ngăn cổng.
- Tớ thấy căn ấy đủ rộng. Thừa chỗ cho mọi tấm lòng. Trừ bọn đố kỵ.
Chỉ người cha mới không mang lòng đố kỵ tài năng con mình. Goeth, thi  si Ðức.
- Chết không ? ( Chết như không !).

**

Làm thơ là một loại công việc ít nhiều đặc biệt ( nhưng không là khu biệt, tôi nhấn ).
Mới đầu, có thể phải học để có được hiểu biết nhất định về vần luật, cùng  cấu tứ … Phải cố đạt độ biểu cảm thế nào là bài thơ hay, câu thơ đẹp. Rồi lăn vào tập dượt cho quen dần  việc đặt câu, xếp vần. Như bọn trẻ cấp tiểu học: chúng đặt vè, hay mần chơi dăm ba câu gọi là lục bát. Số ấy có thể niêm luật vững chắc, thanh bằng thanh trắc thắt ngặt, nhưng chắc đâu là thơ. Thơ không cứ thày cô ra đề, học trò làm và nhận điểm trả.

Thơ đến khi  nỗi lòng ta bương theo vó ngựa, vượt núi băng đồi; là những  lúc  tâm  hồn ta thấm đẫm ánh tà dương  trong hương mùi con gió thênh thênh ngòn ngọt. Lắm  khi  thật tình cờ, hay vu vơ bất chợt. Nửa đêm xốc ta ngay dậy. Đầu cháy lên những ký ức sáng rực. Rỡ ràng khuôn mặt em, bờ ngực em, vầng trán em … buổi đầu ta gặp. Khúc return ngỡ ngàng hình bóng cũ, quay quắt giọng nói xưa, ngửa  nghiêng  câu  chuyện  đùa … tưởng đâu sâu chôn ba thước.

Thơ đến với những người yêu mãnh liệt, sống thật tình và lao động thơ nghiêm túc. Đọc và đi. Nghĩ với suy. Lăn lê viết …

***
Bài thơ đời anh quăng mình vào cuộc sống. Hãy yêu như chưa từng yêu. Nếm  trãi  thành công lẫn thất bại. Kinh nghiệm làm bà mụ đẻ ta mỗi ngày.
Chung chạ bật ra đề tài. Nghén thai dưỡng nuôi cấu tứ. Nỗi đau sinh nở rạng vỡ thơ hồng.

CÂU CHUYỆN THƠ VĂN XUÔI ( Ông Thích 2+ ...).




Chỉnh sửa tiêu đề, post time đầu từ 14.11.2017

ÔNG THÍCH (2+).
Có ba phần nhỏ, ngắn đó.

1.

Thời 1997 khâu xuất bản trong nước là cực kỳ chặt chẽ ( chúng ta so với hiện tại: nhà nhà in sách). Không chỉ kế hoạch xuất bản mà số lượng đầu sách phê duyệt cũng không thể nhiều như bây giờ. Nên sách và biên soạn sách in là một việc nghiêm cẩn.
Sách Anh Thu tôi ( tắt AT tôi) đề cập đến là "Tuyển tập Thơ văn xuôi Việt nam và nước ngoài" do NXB Văn học làm/in năm 1997, số trang là 669. Loại sách biên soạn do hai ông Nguyễn Văn Hoa và Nguyễn Hữu Thiện người ở Viện Văn học làm. Nói hơn 50% bài thơ đưa in trên đó là gán ép mặt thể loại TVX, tức là bài thơ in thấy có được bởi/cái hình thức văn xuôi song chúng không phải THƠ văn xuôi. Còn thì chúng ta không tranh luận loạt bài về thể loại có “chất” thơ văn xuôi được. Do lẽ đây chỉ là quan niệm hay phân loại cá nhân AT này.
Song tôi chỉ nêu thêm ra đây hai tựa bài, “Bàn thiên Nam bộ” và “Quê ngoại tuổi thơ” của tác giả Nguyễn Văn Hoa ( người đứng tên biên soạn sách trên) có đăng trên trang web cá nhân ông này trong phân loại đề mục rõ ràng là VĂN. 50% trên là tỉ lệ số bài trong sách tuyển AT tôi cho là gán ép, còn hai bài nói đây hay 100% thơ chọn tác giả này đúng là gượng ép!
Trang cuối sách thì có ghi rõ : Xuân Diệu là người chịu trách nhiệm chính, phần bản thảo sách. Không rõ đây có phải nhà thơ Xuân Diệu của chúng ta hay chỉ là một biên tập sách nào đó lấy bút danh trùng tên ông.

2.
Rõ hay có thật là Ông Xuân Diệu làm thơ, cũng không cần thiết. Tuyển nêu trên có ba bài gọi là TVX của nhà thơ Xuân Diệu.. Đó là Tỏa Nhị Kiều, Thương Vay và Giả từ tuổi nhỏ. Ngoại trừ Giả từ tuổi nhỏ được mạng internet trích giới thiệu ghi rõ là trường ca, thì cả ba đu được lấy từ tập sách “Phấn thông vàng”. Sau này, nhiều nơi in/trích vẫn xác định Phấn thông vàng là tập truyện ngắn, bản in đầu tiên do Nhà xuất bản Đời nay, 30 đường Quan Thánh, Hanoi năm 1939. Ngay dưới tựa sách Phấn thông vàng có ghi rõ thể loại: Tiểu thuyết ngắn. Còn trong lời tựa, tác giả vẫn gọi chúng là truyện ngắn … song ông nói rõ chúng “…không có chi là truyện cả… Ở đây chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn …”.Dưới cùng của lời tựa chúng ta thấy dòng: Hà-Nội, février 1939 xuống dòng X.D.
Không có lý giải nào cho ba bài “nhầm” thể loại này với nhà thơ Xuân Diệu dù việc tuyển chọn do người khác làm là sự THẤT VỌNG. Nếu đúng là “ông hoàng của thơ tình” như người ta vẫn xưng tụng Xuân Diệu là người chịu trách nhiệm bản thảo sách tuyển trên.

3.
Nhà thơ Hoàng Hưng có bài nhận định thơ Phan Thị Vàng Anh, tập thơ “Gửi V.B” … là TVX bởi “… những ghi nhận có không khí, ấn tượng, sinh động; ở chi tiết đắt, rất riêng cùng những liên tưởng, so sánh lạ, ngộ nghĩnh …”. (*). Thơ “Gửi V.B” là thơ tự do có “chất” thơ văn xuôi sao không dùng những nguyên liệu của văn xuôi mà ổn với được. Còn bảo chúng lạ, ngộ chỉ là góc nhìn của người thơ … vì rất hiếm gặp chúng ở thơ khác thể loại.

( Trong phần chú cuối cùng CCTVX (3), bài Phía sau thơ của Đỗ Trung Quân những chi tiết hay những chữ như “dĩa cơm chiên” “chiếc ghế dựa lưng” cũng là của hiếm trong thơ bấy nay).
------------------------ Chú thích của người viết ----------------

** Một phần thảo viết trước đây của bài OT(2+) này AT tôi đã post tường FACE. Đặt đây để người đọc tham khảo luôn, mở rộng quan điểm, góc nhìn TVX

 2. Trích ý kiến của Nguyễn Hiếu, viết đăng thấy trên Web-blog của hai nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và Trần Nhương :
“Tôi còn nhớ Chế Lan Viên đã từng có ý định cách tân hình thức thơ bằng kéo dài câu thơ một cách bất thường. Dạo đó ta gọi là thơ văn xuôi. Đọc lại bài thơ tiêu biểu cho sự cách tân này của ông là bài : những cành phong lan bể (*):
“ xanh biếc mùa thu bể như hàng nghìn mùa thu còn tâm hồn nằm đọng lại/ Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh thôi không trở lại làm trời/ Nếu núi làm con trai thì bể là mùa thu đã biến thành con gái , mỗi đêm ngày da thịt sóng sinh sôi”.
Ta vẫn thấy một cách nghĩ Việt Nam, những âm điệu của ngôn ngữ Việt cực kì thơ ẩn dấu trong hình thức văn xuôi mang đặc trưng mà chỉ có thơ mới có”.
Chú ý câu : … dạo đó ta gọi là thơ văn xuôi. Tức có cả Nguyễn Hiếu trong này. AT tôi có sách của NXB giáo dục, in bài thơ “Cành phong lan bể” không dưới dạng thức “ngang” như trên, chúng ta đã thấy. Và như thế, Chế Lan Viên trong chủ quan ông đã không làm thơ văn xuôi mà nhiều người khác – ngoài hai tác giả biên soạn sách trên- cũng cho là ông làm TVX.
Tôi lại thấy tiếc cho dòng tên người chịu trách nhiệm bản thảo cuối sách TUYỂN nói trên : ao ước ghê lắm không phải Xuân Diệu mà là Chế Lan Viên thì những sai sót trên chắc sẽ được hạn chế nhiều.
---------------- Chú thích thảo cũ  -----

(*) Phần thơ Chế Lan Viên trong sách tuyển là hai bài "Tàu đi" và "Nghĩ về thơ ...". Chúng ko phải TVX, theo quan niêm AT tôi.
Câu chuyện TVX kỳ 5 : Cân đo nhà thơ! ( Hài sao phân loại bọn làm thơ / Khó hơn định giá một giấc mơ …?).

Monday, November 13, 2017

ÔNG THÍCH (2).

  • ÔNG THÍCH (2).
  •  
  • “Thơ văn xuôi xuất hiện như là một thể thức lưỡng tính, có nghĩa nó phải trước hết là thơ, sau phải mang hình thức của văn xuôi, đến độ nếu nhìn bề ngoài rất khó phân biệt rằng đó là một bài thơ theo quan niệm truyền thống. Hai yếu tố này phải là một, hợp nhất, hòa quyện trong một thể thống nhất mang tính lý tưởng mới tạo ra thơ văn xuôi. Do vậy, chỉ từ yêu cầu này tôi dám quả quyết rằng quá nhiều nhà thơ của chúng ta, dù bắt chết cũng không thể hoàn thành được một bài thơ văn xuôi đúng nghĩa của nó. Điều này không thể xem thường”.  Dương Kiều Minh.

Tôi dừng quãng viết nối tiếp loạt bài này chủ yếu do khâu tìm kiếm tư liệu thơ Dương Kiều Minh. Đây muốn nói mảng thơ văn xuôi nhằm minh họa cho quan niệm chung hay nhận thức “đúng” có thể có được về  thể loại văn chương này. Cho đến mốc thời gian giữa năm 2017, phát biểu về mặt đặc trưng thể loại dù là một “ít” cảm nhận ban đầu, tìm bằng google.com.vn  chỉ copy/thấy được hai bài.  Thơ văn xuôi với những cảm nhận riêng của DKM : http://www.vanchuongviet.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=50&nid=1784 (*)

Và bài của AT tôi đăng trên blog cá nhân năm 2006: đã trích một phần đặt tại CC TVX kỳ 3:  http://tholeanhthu.blogspot.com/2006/10/ti-va-bt-gp-mt-bi-th-vn-xui-in-trn-t.html.

Ông Thích (2) xin tập trung tranh luận hai khoản mục sau : một là thể thức lưỡng tính… cùng nội dung của đoạn trích trên đây và hai là yêu cầu chung khi xây dựng hay xác định khái niệm, đặc trưng một thể loại văn học nói chung, TVX nói riêng.


1. Tôi không chắc mọi người (đọc) sẽ “đu” link bài của DKM, đọc trọn vẹn. Không vì nó dài hơn hai ngàn chữ. Chưa cần bàn đến chất lượng làm chi, một nội dung mà ông DKM có thể “tải”và “gởi” hai đề tài … khác xa nhau – một cảm nhận riêng và một cho TVX là nhu cầu của thời đại - thì hẳn rằng nó đã không OK, nói gì đến sự chặt chẽ của một bài viết luận đàm. Tôi xin copy/paste thêm ba khổ câu kết đặt/mở bài trước đoạn trích chúng ta nói đến trên.

- . Mỗi thể thức thơ này ( nói TVX) đều xuất hiện như một nhu cầu nội tại, không thể khác.
- . Sự xuất hiện thơ văn xuôi là một đặc trưng khá tiêu biểu của thơ hiện đại, và của nghệ thuật nói chung.
- Sự xuất hiện thơ văn xuôi cùng một loạt các loại hình nghệ thuật và trào lưu tư tưởng khác là đòi hỏi không khác được của thời đại. Người nghệ sĩ là địa điểm để phát khởi các đòi hỏi đó của thời đại.

Gọi là lưỡng tính hay nói như ông DKM thì bài TVX phải có tính chất của một bài thơ, và hình thức  (trình bày/bài) văn xuôi. Còn thì yêu cầu đi liền theo đó rõ ràng không dễ nắm bắt cũng như chia sẻ. “… phải là một, hợp nhất hòa quyện trong một thể thống nhất mang tính lý tưởng …”.  Chúng ta chưa thể hay không thể xác tín thể thống nhất cùng tính lý tưởng phải được/đến “nhường” nào, song rõ nhất với yêu cầu là một thì cái “thể thức lưỡng tính” nêu đầu đoạn trích trên đã hỏng hay nhà thơ DKM tự mâu thuẫn mất rồi!

Một thể loại, nói ngay thế này cho bạn đọc dễ hình dung được. Nhà thơ A sáng tác lục bát “nhuyễn”, còn B thì thơ toàn loại tự do. Đấy là sự thuận tay của người viết, nói chung. Nobel 2017 trao giải cho nhà văn Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro, gia sản có bảy tiểu thuyết, chỉ một tập truyện ngắn … thì chỉ vì ông này thuận tay với thể loại dài hơi mà thôi. Ngược lại thì bậc thầy truyện ngắn Alice Munro, nhà văn Canada đoạt giải Nobel Văn học 2013.

TVX rốt lại cũng chỉ là một thể loại, nên không thể đặt vấn đề khó dễ với những người sáng tác … Thực tế thì … ngay với B. cũng không dễ “ngoáy” bút mà có một bài TVX hay. Hay xui A, một cây viết chưa tốt với thơ tự do “nhảy” vào làm TVX … rồi kêu lên: “Đó, thấy khó chưa”.


2. Loại bài khảo cứu luôn kén người đọc bởi những “đan xen” “chồng chéo” các ý tưởng, quan niệm …lại rơi vào lĩnh vực khá chuyên biệt ( như TVX). Bởi khó khăn này mà AT tôi mới chuyển hóa chúng thành những câu chuyện … hầu có được sự tiếp cận người đọc thuận lợi nhất. Nói riêng với người yêu thích thơ, có làm thơ .. thì việc tiếp cận loạt bài này ít nhiều sẽ thu lợi lớn đó! …

Chỉ search hay tìm đến Wiki là chúng ta rõ về khái niệm hay định nghĩa. Bài AT tôi viết/post từ 2006 nên giờ tôi cũng không nhớ mình có tìm hiểu trước/được như bây giờ không. Chắc một điều là … tôi có “ngó” qua, vì như tôi đã chia sẻ : tôi là người ngoại đạo lĩnh vực văn chương này. Với khái niệm cùng định nghĩa thì rõ nhất là nêu ra được hai dấu hiệu sau. Một là cơ bản – đặc trưng tất yếu phải có, không thể thiếu và loại dấu hiệu không cơ bản : có thể có và có thể không. Ngôn ngữ sử dụng cần rành mạch, rõ ràng nhất. Cố mà né tránh “đặt chế” riêng, rồi phải giải thích … chỉ rối rắm dầy/nhiều hơn.

Dấu hiệu đầu thì đấy phải là bài thơ. Tức những yêu cầu về vần điệu, lối nói, kiểu chơi chữ … hay nói những gì yếu tính nhất của thơ phải hiện diện trong bài. Dấu hiệu cơ bản tiếp nữa là hình thức cộng ít nhiều “thuộc tính” tất yếu  của văn xuôi :  lời ăn tiếng nói, kiểu thuật kể, câu hỏi đáp, giọng điệu tự sự …Thiếu khoản này thì bài … đó là thơ câu rê hay thơ nối dài nối dòng … chứ nọ phải TVX, dù chủ quan người viết có trình bày như văn xuôi (1). Dấu hiệu về mặt hình thức thuộc loại không cơ bản, tuy nhiên với tên gọi TVX, AT tôi thiên/nghiêng cho sự chủ động của người thơ : anh ấy trình bày bài thơ như một bài văn xuôi khi giới thiệu hay cho in, xuất bản! Lưu ý, trong phân loại TVX nói chung, AT tôi đề xuất thêm một loại thơ tự do có hay đậm “chất” TVX, tắt chung là thơ có chất TVX! (Rất nhiều ... thơ tự do có chất thơ văn xuôi, mà bài thơ của Trần Minh Tạo ở CC kỳ 4 là một ví dụ).

Tuyển thơ VX Việt Nam và nước ngoài, xuất bản 1997 có hơn một nửa ( tổng gần 200 bài thơ Việt) những người biên soạn sách tuyển đã “gán ép” mặt thể loại, vi phạm tính chủ quan của người sáng tác thơ. Có nhiều bài văn xuôi “rặt” như TRE Việt Nam (Thép Mới) hay Tôi đi học (Thanh Tịnh) … Hay như bài Cành Phong lan bể của Chế Lan Viên … mà rất nhiều bài viết thấy trên mạng gọi đấy TVX.

----------- Chú của bài OT (2)--------------

(*) Cùng nội dung link bài này, ông DKM có ít chỉnh sửa để đăng trên báo CAND ngày 11.4.2008 với tựa khác : Thơ văn xuôi - nhu cầu tự thân của thời đại.
(**) http://lyphuonglien.blogspot.com/2012/04/tho-duong-kieu-minh.html : Link đọc một số bài thơ Dương Kiều Minh.
(1) Rất nhiều bài thơ có khổ câu tương đối bằng nhau về số chữ trong một câu thơ lại được“tung” ra dưới hình thức TVX. Rộ nhiều hay link tìm kiếm Google luôn dẫn đến bài  Hoa sữa của Lương Ngọc An là một ví dụ. ( Bài này cũng có trong sách tuyển TVX in 1997, sách sẽ được đề cập nhiều trong loạt bài viết của CCTVX này). AT tôi đã tìm cũng như chưa liên hệ được tác giả nhằm xác định bản gốc ban đầu …cùng chủ định thể loại của bài thơ Hoa sữa này. Hẹn sau tiếp.
Gần đây, tác giả Tuyết Mai khi in thơ mình lại có một số bài thơ “gộp” 2 câu đầu của một khổ thơ lại … ( AT tôi xác định đó là hai câu thơ hoàn toàn đứng độc lập được – giới thiệu khá tập trung trong tập Hạt dẻ thứ tư nha!)) và tiếc thay nó được cây thơ Đỗ Quyên nhìn nhận như là một câu thơ VX, một loại sáng tạo mới của nhà thơ nữ này. ( Đ.Q. Đặt ra khái niệm “lọa”: dãi thơ – xem trên vanchuongviet.org ). Sẽ có một Ông Thích khác để phân tích trường hợp này.

CÂU CHUYỆN THƠ VĂN XUÔI (4).



Lý thuyết thể loại hay chuyện về "mẹ cảm xúc" và "cha lý trí".

Tôi đã phải dừng khá lâu loạt bài viết nối tiếp Câu chuyện TVX vì tư liệu tìm đọc ngày một nhiều; xử lý chúng … và cả khó khăn cho việc mở đầu bài viết này. Sẽ dùng kiểu Q&A ( hỏi&đáp) thì mới mong bài viết không quá dài ( mục tiêu chỉ trên dưới 1k chữ)..
1.
Câu hỏi mở đầu: thể loại vốn dĩ con AI? Mẹ cảm xúc và cha lý trí cùng “đẻ” ra thể loại.chứ còn ai trồng khoai đất này!. Nói mẹ cảm xúc là phần của nhà thơ hay người sáng tác khi viết một bài thơ văn xuôi. Tháng bảy mới đây, bạn thơ Trần Minh Tạo, quê nhà Đồng Tháp có gởi tăng AT tôi một tập thơ. Khi AT chat hỏi đoạn câu khẩu lệnh trong bài “Điểm danh mùa nước lũ” mang “đậm” chất TVX thì Minh Tạo tình ngay nói luôn “ … đó là cảm xúc đưa tới”. (AT tôi xin giới thiệu bài thơ, như một chú thích luôn có dưới các câu chuyện TVX này).

Đa phần giới sáng tác họ luôn để/bị cảm xúc dẫn dắt ( thực tế với người/dân Việt nói chung vì không có môi trường đào tạo viết văn làm thơ như các nước phát triển khác!). Song nói hoàn toàn không có nhận/ý thức gì về thể loại mỗi khi làm việc sáng tạo sẽ là không ổn. AT tôi gọi khoản này là nhận thức “mờ” và rất ít người trong số này có được một khái quát về thể loại tốt hay khá hơn “mờ” nói trên nếu không có được khoản làm việc cần thiết khác sau “đọc” thấy các bài viết liên quan đến TVX. Việc cần thiết AT tôi nêu đó, không chỉ là ngẫm ngợi, suy nghĩ mà cần ghi/viết ra giấy đặc trưng thể loại mà người sáng tác vừa đọc thấy hay tự đúc rút sau một ít bài thơ … thử nghiệm viết cho thể loại mới này. ( Có thể đọc thêm bài Ông Thích 2, sẽ được post sau đây ít hôm để xác tính lập luận này!).

Cha lý trí là phần việc của giới làm nghiên cứu hay phê bình văn chương. Số này xác định mặt thể loại sau bước phân lập người viết cùng tập hợp các tác phẩm TVX có được. Có thể nhìn thấy việc làm của người cha lý trí này qua các tuyển thơ VX hay một ít sáng tác cùng tập thơ VX, các luận văn ( cao học và Tiến sĩ) viết về thể loại TVX … Với TVX chúng ta đã có một tuyển tập xuất bản từ 1997 và khá nhiều luận văn sau Đại học và cả Tiến sĩ mà AT tôi đã giới thiệu từ loạt bài trước đây.

2.
Câu hỏi tiếp theo hơi “khó tiêu hóa” à nghe: Vì sao TVX không được phát triển …? Thực tế đã hơn chục năm trời, lượng thơ xuất bản cả nghìn tập/năm mà đã 20 năm qua vẫn không có tuyển thứ 2 về TVX? Sáng tác mới thì ghi nhận có mươi tập (toàn) thơ VX, song không tạo được ấn tượng nơi người đọc lẫn giới phê bình. Không đủ tác phẩm hay TVX không “thu hút” được người đọc nói chung nên không được giới làm sách đầu tư in ấn …Nếu thực tế sáng tác thể loại này không tốt hơn thì liệu có gì đó không ổn chăng, từ mặt lý luận chung này? Trong khi trên lý thuyết, lý luận hay lý thuyết thể loại nếu đã có thiết nghĩ nó sẽ quay lại giúp người sáng tác nhiều/tốt hơn. Câu trả lời rõ ràng không thể giải quyết được trong mỗi bài viết nhỏ này rồi.

Sẽ có người cho rằng đầu ra cho THƠ nói chung còn không tốt thì đâu có “đất” để TVX xuất hiện. AT tôi làm việc này hoàn toàn trên mạng, không hề có cản ngại này. Khi khảo sát nhiều tác giả trẻ có làm thơ VX ( quãng thời gian 2008-2010 ) và ngạc nhiên là đã thấy họ không tiếp tục với sáng tác thể loại này. Chưa có câu trả lời cụ thể từ họ, AT tôi vẫn đang chờ … và sẽ có bổ sung khi nhận được chia sẻ mới từ những người viết trẻ này.
3.
Và những câu hỏi chờ người đọc trả lời : Với một hình dung như thế thì rõ ràng lý thuyết thể loại có trình tự ban đầu từ … người/giới sáng tác mới đến việc của giới nghiên cứu phê bình làm tuyển cùng các nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn. Thử nhìn lại thơ mới, thơ có cùng chữ viết với TVX bài viết đề cập thì việc xuất hiện chữ viết Latinh với lớp nhà thơ có … học vấn trường/tiếng Pháp đã “nãy” nòi thơ mới. Giới phê bình văn chương đã chẳng luôn “kèm” cho thơ mới hai chữ phong trào là vì sự xuất hiện gần như đồng thời loạt người làm thơ cùng chung một hình thức thơ tự do mới mẻ ( là so với kiểu thơ cũ từ chữ Hán/nôm hay của giới nhà NHO trước đó)… Giả dụ sau này có loại hình thơ mới hơn, tân tiến hơn nữa thì vẫn cứ trật tự đi từ người mẹ cảm xúc viết ra cùng tác phẩm thơ mới, mới đến bước/việc xác định thể loại của lớp người làm phê bình trong vai trò người cha lý trí. 

Đấy là chúng ta chưa lạm bàn gì đến văn chương thời Hậu hiện đại, nơi ranh giới các thê loại văn học bị xóa nhòa hay pha trộn dữ dội nhất. Chưa đến lượt nhá!
--------------------------------------------
THƠ "Điểm danh mùa nước lũ".
Tháng chín rưng rưng con nước lũ về
phù sa máu đỏ ngầu ký ức
đất thì ngủ mà hoa vàng chợt thức
điên điển chùm chùm cháy rực giữa hồn cây
Xuồng nối xuồng
thây vớt tiếp thây
tầm tã mưa tuôn
đứa bơi đứa tát
pháo vục lên đầu đen ngòm tét nát
đồng đội tôi chết rồi lại chết một lần thêm
Từng nuộc dây luồn cay đắng buộc vào đêm
ni-lông phủ hàng hàng nằm xuôi tay theo đất
mười chín tuổi đối diện điều đau thương nhất
cả trung đội im lìm nằm nghe tôi thét điểm danh tôi…
Tôi điểm danh hoài về một mùa nước lũ xa xôi
có tiếng súng rớt ngã ngang chìm trôi mất hút vào thinh lặng
bao nấm mồ ngửa mặt lên trời trơ trọi thịt da màu nhợt trắng
bên dưới hẳn giờ còn thủng vỡ cả sọ xương!
Ôi những chùm hoa điên điển nhớ thương
từng mắt lá còn chi mà ngóng mãi?
“tiểu đội một: kềm chế, thu hút địch!”
“tiểu đội hai: chặn đánh, vòng bên phải!”
“tiểu đội ba: thọc nhanh sườn bên trái!”
tôi gọi nhắc đến khản lòng sao không thấy các anh nghe!?
Hái một mảnh trời năm cũ vàng hoe
thả theo nước tuôn chảy về vô tận
ở đâu đó nơi cuối cùng số phận
có được lại mùa điên điển đủ tên nhau…
TRẦN MINH TẠO.
Sa-Đéc – Đồng Tháp, tháng 9 năm 2005.

ÔNG THÍCH (1).



ÔNG THÍCH (1).

Ở VN ta ( và ở Trung Quốc), theo tôi nghĩ, “ thơ văn xuôi” có thể tìm thấy tổ tiên xa của mình trong thể phú, vì phú là một thể loại vừa là thơ, vừa là văn; nó là thơ vì nó có âm thanh theo luật bằng trắc, có vần; mặt khác nó cũng là văn, vì câu dài, có đôi khi câu khá dài như một câu văn ( trong thể cân đối, tức là tương đương với hai vế của một câu phú, thì có những trường hợp câu rất dài), nhưng câu văn này cắt thành từng mạch nhỏ, theo một nhịp điệu tiết tấu làm ưa thích cho tai nghe, và câu dưới đối với câu trên". (trang 611-612 Tuyển tập Thơ văn xuôi VN và nước ngoài, do Nguyễn văn Hoa và Nguyễn Hữu Thiện biên soạn”. Chú thích đầu tiên bài viết Câu chuyện Thơ văn xuôi (kỳ 3).

Ông Thích là tựa khác của những chú giải, chú thích hay bình chú cùng ghi chú … những chú thích bên dưới loạt bài “Câu chuyện TVX” (tắt của thơ văn xuôi).   Chú của chú thích … thì là Ông Thích. Và điều khá chắc chắn, qua thời gian làm tư liệu … AT tôi thấy kiểu “Ông Thích” này không dừng một hai kỳ được nên khuyên số … ngay từ bài đầu này.

Câu chuyện Ông thích (1) này đúng ra là không nên lạm bàn, tức không cần chú … gì thêm. Nguyên do gì thì  người đọc xem sẽ rõ.

1. Google một hai lượt đầu, AT tôi bắt được … một bài trích đưa lại ý kiến trên. Viết hay gõ net chuyện này bình thường. Một in trên vietvan.net  không thấy tên tác giả; một post ngày Chủ nhật 14/12/2008 trang toquoc.vn, người viết là Nguyễn Văn Dân ( tắt NVD; * lại có chú thích bên dưới ngha). Có cùng một nguồn: trang  hvn.vn ( không truy cập Web này được nữa). Đoạn câu liên quan và có tranh luận là đây : “Nhưng cũng có người cho rằng thơ văn xuôi đã có bóng dángở các thể loại văn vần như phú, văn tế, hoặc các loại biền như hịch, cáo” từ thời trung đại.  Tuy nhiên theo chúng tôi, căn cứ vào định nghĩa về thơ văn xuôi là “thơ không có vần” như đã nói ở trên, mặt khác căn cứ vào một điều nữa là phú, tế, hịch, cáo không phải là các thể văn vần, mà chúng chỉ đơn giản là các thể văn được viết bằng cả văn vần lẫn văn xuôi, thì không thể nói tất cả các thể văn của văn chương cổ-trung đại trên đây là nguồn gốc của thơ văn xuôi hiện đại Việt Nam. Mà chỉ có thể nói rằng “có bóng dáng của thơ văn xuôi trong các bài văn phú, tế, hịch, cáo khi những bài này được viết bằng văn xuôi”. Hơn nữa, theo chúng tôi, những sáng tác này cũng chỉ là một “cơ sở” mờ nhạt, còn nguồn ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến hình thành thơ văn xuôi hiện đại Việt Nam thì phải kể đến thơ tượng trưng và thơ siêu thực của phương Tây”.

Không xác tín điều tác giả NVD .. đề cập có trùng với ý AT tui đã chú thích trong CCTVX ( kỳ 3), trích đặt để trên cùng bài này. Ta chấp nhận ý nghĩa của Bóng dáng hay tổ tiên xa của TVX là một. Và lập luận của ông NVD liệu đã phù hợp để phản bác ý kiến trên  trong  chừng mực đủ+đúng chưa là hai.

Một chấp nhận … trùng lặp. Là bóng dáng hay tổ tiên xa … của TVX là PHÚ... và các thể loại nêu trên. Khoản này điểm đáng tranh luận là mặt logic và tính thời gian của sự phát triển thể loại.Chọn Phú vừa ít lẫn hiếm … trong khâu tìm kiếm tư liệu đã gây khó cho người đọc tiếp cận để có thêm sự học hỏi. Chưa nói PHÚ là thể văn cổ mà khâu niêm luật cực khó, rất trái ngược với hình thức phóng khoáng của TVX; hơn nữa chữ dùng của thể loại PHÚ là HÁN tự … thì giới/người đọc bây giờ có tiếp xúc phải qua khâu dịch cùng  chuyển ngữ. Điểm nữa, tính thời điểm hay sự phát triển của các hình thái xã hội, khoa học … có những loại theo xoắn ốc, tức phát triển và vận động từ nguồn gốc cũ hay cổ xưa. Song TVX tiếng Việt ( chữ La tinh) thì không nói … nguồn tổ tiên nó là Phú mà nghe hay chấp nhận được!
Nói bóng dáng … thôi cũng không ổn. Chính lập luận cuối đoạn trích trên, ông NVD xác định sự hình thành TVX Việt từ nguồn thơ tượng trưng và thơ siêu thực của phương Tây, ảnh hưởng mạnh từ tiếng/thơ Pháp là chủ yếu chính nhờ lớp nhà thơ của trào thơ mới 30-45.

Lập luận của ông NVD, điểm thứ hai có xuất phát từ định nghĩa TVX là thơ không vần. Định nghĩa này chưa thật ổn vì khái niệm TVX hay chính thể loại TVX Việt  chưa hoàn thành, theo AT tôi. (** Xin xem thêm Luận văn Tiến sĩ “Đặc trưng Thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại”của tác giả Nguyễn Thị Chính, viết năm 2016). Và thực tế thì có không ít bài TVX vần rất chặt. Ở nhiều hơn số bài TVX khác, thì do cách tạo nhịp đưa ý câu/đoạn trong thơ VX không thành dòng mà vần “chạy” khá khác biệt , so ngay với thể thơ tự do “cha chú” của nó chớ đừng nói gì đến thơ truyền thống, thơ mới nhiều khác biệt. Không vần, sao gọi THƠ văn xuôi?

2. Còn đây là khoản không nên lạm bàn. Trong đoạn chú bài CC TVX (3) … có hai chữ có thể. Có thể tìm thấy tổ tiên xa … Người viết đã không chắc chắn điều mình muốn nói thì … thôi vậy! 

------ ( lại) Chú thích -----

(*) Link để đọc bài của TG Nguyễn Văn Dân : http://toquoc.vn/van-chuong-va-du-luan/tho-van-xuoi-tiem-nang-va-trien-vong-105789.html

(**) http://hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1141/NOIDUNGLA.pdf

Saturday, November 11, 2017

CÂU CHUYỆN THƠ VĂN XUÔI ( 3 ).



Chuyện ra Hà Nội "dội” về Sài gòn…

Bài viết về thể lọai “Thơ văn xuôi một vài cảm nghĩ”, đã xong ( bài này viết quãng năm 2006 ngha. Xem phần trích bên dưới phần này). Không tính phần thơ đính kèm thì cũng gần ba trang A 4. Tôi có gởi một vài nơi, đăng Web thotre.com nhưng chưa thấy phản hồi tích cực hơn. Hôm ra dự học Trại viết bồi dưỡng về Lý luận văn chương tại Hà Nội, tháng 7&8 năm 2008, tôi dự định hoàn thiện nó để nộp làm bài cuối khóa. Khi trao đổi cùng bạn đồng niên, bác Phạm Quang Ái, công tác ngành Giáo dục Hà Tĩnh, anh khuyên nên đọc thêm cuốn tuyển về thơ văn xuôi …

Tôi đồng tình. Quá đúng! Tôi chỉ mới đạt đến/với công việc viết cảm nhận- chút xíu hay bên ngoài của phê bình -… và trước nay, viết gì tôi cũng chỉ tra cứu chủ yếu bằng cách tìm kiếm tư liệu trên mạng, search trên Google. Nay có người hứa sẽ đưa ra thêm tư liệu tổng hợp về thể lọai thơ văn xuôi, cần phải đọc là hợp l‎í quá rồi. Tôi chờ mất nửa tháng, do anh về , rồi bận việc mãi …trong đó. Chừng anh cầm ra thì đúng lúc tôi không còn hào hứng với bài cho lớp học. Dù thế tôi cũng đọc chọn từ hơn 600 trang sách, rồi photo một ít trang… cầm về Sài Gòn. Ít tư liệu này, cộng một vài tập thơ cũ không thể nào chạy tìm mua được … photo mang về và gần hai tháng ăn học mà tôi đã tiêu tốn cho chuyến đi tới gần mười triệu đồng, rõ là một cú đầu tư đáng giá !

Không ngờ, tư liệu Bác Ái nghiền ngẫm kỹ lại có chuyện lớn. “Đụng” tới thi sĩ Xuân Diệu. Ông này mất đã lâu rồi. Ngại là … nói ra mất lòng đến hàng giáo sư, tiến sĩ khác nữa kia chứ. Chuyện lớn đến nỗi cân nhắc mãi mấy tháng trời, chạy tầm thêm sách (mượn thôi, không mua mần chi hén) thư viện báo Tuổi trẻ nữa..., nay tôi mới bắt đầu khai phá nó.
Bạn thông cảm vì những giá trị phát hiện của số tư liệu Bác Ái này mà tôi dông dài kéo rê mấy kỳ … bài viết này. Trích “Thơ Văn xuôi, một vài cảm nghĩ…” AT tôi có nói trên, tôi giữ nguyên ko chỉnh sửa gì để thấy suy nghĩ của mình giai thời đó nó đã được đến như thế nào.

“Đầu tiên, cần khẳng định cùng nhau : Thơ văn xuôi không phải và không chỉ là thơ được trình bày như văn xuôi. Khiếm khuyết của cách hiểu này còn thấy trên một vài bài thơ đăng báo. Theo cảm nghĩ của riêng tôi, thơ văn xuôi là lối thơ có những câu văn xuôi ( lời ăn tiếng nói, từ cửa miệng; câu hỏi đáp; văn thuật, kể … ) Đặc thù một bài thơ văn xuôi là ( một hay nhiều ) câu có độ ngắn dài quá khác biệt nhau; thường thấy hơn cả là lọai câu vượt khổ… gây khó trong trình bày tác phẩm thơ ( theo truyền thống ).
Xét mặt thể lọai, thơ văn xuôi là thơ tự do, cận nhánh không vần. So với lối thơ truyền thống thơ văn xuôi có hơi thơ mạnh mẽ, ý thơ cuồn cuộn …Có ý kiến cho rằng thơ văn xuôi là lối thơ lai tạp giữa thơ và văn xuôi. Tính chất câu văn xuôi dấn đẩy thơ văn xuôi gần hiện thực, sát sườn cuộc sống; đổi lại chất lãng mạn, bay bổng của thơ văn xuôi có yếu; cảm xúc thơ cũng vì thế mà có phần kém sâu sắc; thêm vần điệu không nhiều chú trọng gây khó thuộc. Mất đi khả năng truyền miệng, thơ văn xuôi xếp hạng phụ thuộc văn bản nặng. Vì yếu điểm trên, thơ văn xuôi hoặc chỉ gọn trong bàn tay, dài khỏang ba bốn đọan, ước một hai trăm chữ để còn có thể thuộc, nhớ, đọc giới thiệu được hoặc không thế thì cứ làm thành trường ca.
Thơ văn xuôi thế giới có tuổi hàng ba thế kỹ, còn bài thơ văn xuôi đầu tiên của VN được công nhận xuất hiện cùng trào thơ mới. Thế giới phát triển nhiều đến độ từ thập niên 70 thế kỹ 20, ở Pháp,người ta đã phải mở diễn đàn tranh luận, làm rõ những khác biệt giữa thơ và văn xuôi. Còn ở VN, từ thực tế sáng tác, nghiên cứu mặt thể lọai…thơ văn xuôi rõ ràng còn ở giai đọan chập chững bước đi.
Lớp trẻ có phần dễ hòa nhập với thơ văn xuôi vì lối thơ không nhiều niêm luật nên phóng khóang, dễ có được cảm giác tự do, và đã không ít người nhầm lẫn với hình thức thơ đổi mới.( Tôi phải nhắc để lưu ý cái sự nhầm ). Trong khi chờ những công trình nghiên cứu học thuật, bản thân người thơ cần nổ lực khảo sát trực tiếp tác phẩm thơ của người khác, tự rút cho mình những đặc trưng thể lọai, mặt mạnh, điểm yếu…mà học tập, mà sáng tạo”.

--------------bài dừng ở đây, dưới là tư liệu của người viết------------

Ở VN ta ( và ở Trung Quốc), theo tôi nghĩ, “ thơ văn xuôi” có thể tìm thấy tổ tiên xa của mình trong thể phú, vì phú là một thể loại vừa là thơ, vừa là văn; nó là thơ vì nó có âm thanh theo luật bằng trắc, có vần; mặt khác nó cũng là văn, vì câu dài, có đôi khi câu khá dài như một câu văn ( trong thể cân đối, tức là tương đương với hai vế của một câu phú, thì có những trường hợp câu rất dài), nhưng câu văn này cắt thành từng mạch nhỏ, theo một nhịp điệu tiết tấu làm ưa thích cho tai nghe, và câu dưới đối với câu trên. (trang 611-612 Tuyển tập Thơ văn xuôi ( VN và nước ngoài).
* Thơ văn xuôi xuất hiện như là một thể thức lưỡng tính, có nghĩa nó phải trước hết là thơ, sau phải mang hình thức của văn xuôi, đến độ nếu nhìn bề ngoài rất khó phân biệt rằng đó là một bài thơ theo quan niệm truyền thống. Hai yếu tố này phải là một, hợp nhất, hòa quyện trong một thể thống nhất mang tính lý tưởng mới tạo ra thơ văn xuôi. Do vậy, chỉ từ yêu cầu này tôi dám quả quyết rằng quá nhiều nhà thơ của chúng ta, dù bắt chết cũng không thể hoàn thành được một bài thơ văn xuôi đúng nghĩa của nó. Điều này không thể xem thường. 

Phía sau thơ- Thơ Đỗ Trung Quân.

Cám ơn em, người chẳng bao giờ quan tâm đến những bài thơ anh viết. Người chẳng bao giờ để mắt đến những trang bản thảo anh quăng bừa bãi trên bàn, người đứng ngoài cuộc đời riêng của anh từng đêm - nhưng vẫn thức cùng anh suốt sáng...
Cám ơn em tách cà phê nóng, khi cơn buồn ngủ đe dọa bài thơ ngày mai phải sẽ bỏ nửa chừng - cám ơn em, những dĩa cơm chiên khi cái đói đã làm anh muốn rời bàn đứng dậy - cám ơn em, kẻ đứng ngoài chuyện văn chương nhưng đôi mắt cứ quầng đen sâu thẳm -vẫn thức sau lưng anh như chiếc bóng lặng thầm...


Ngày mai...có những những người con gái đọc thơ anh, có những người con gái yêu thơ anh. Những bài thơ tình nồng nàn có tất cả những người đang yêu nắm tay nhau dạo phố. Những bài thơ có nắng ban mai, có chiều lộng gió, có tất cả, trừ em người không bao giờ có mặt trong thơ anh nhưng vẫn cùng anh hàng đêm thao thức...
Cảm ơn những dĩa cơm chiên không có trong thơ. Những ly cà phê nửa khuya không có trong thơ, và những bước chân em thầm lặng. Cảm ơn chiếc ghế dựa lưng mà em không ngã xuống bao giờ, để trăm nghin câu thơ anh viết được ra đời ung dung trọn vẹn. 
Cảm ơn em, vì sao thầm lặng lấp lánh suốt đời anh...

CÂU CHUYỆN THƠ VĂN XUÔI (2).



Câu chuyện đầu năm 2008.

( AT tôi ko thay đổi mốc thời gian trong bài).
Mới đó, mà đã hơn hai mươi năm. Con gái đầu của chúng tôi, hiện đang học năm thứ ba Đại học, nhỏ tuổi hơn bài "Nói cùng trái tim" … những ba khoẻn !
Nhưng thôi, nói chi chuyện xa xôi làm vậy. Đầu năm Tí (2008) này, AT tôi kí‎ gửi bài "Nghĩ về thơ" cho trang phongdiep.net. Đón ở mục sông thơ xem mà không thấy, sau thấy bài mình đi bên mục bài viết cộng tác (sau đổi tên là nhịp cầu). Chat được với cô nàng, hỏi cho rõ chuyện thì admin Web trả lời tỉnh bơ: ai bảo anh viết kiểu ấy chi! Phong Điệp là phóng viên, biên tập viên văn xuôi Báo Văn nghệ trẻ. Nói rằng Điệp không biết gì về thể lọai thơ văn xuôi, là xằng bậy! Lỗi chỉ tại người gởi đã không rõ ràng: đây là một bài THƠ VĂN XUÔI.
Bài " Nghĩ về thơ" tôi trích kèm đây cũng có hình thức này, được cấu tứ sáu đoạn không đánh số ( con số tôi yêu thích nhất trong dãy số thập phân), kết mỗi đọan thảy đều bằng từ YÊU.
Bài thơ được khoái. Là tôi nói tôi khoái. Nếu “gán ghép” thêm thì thêm nhà văn Trần Nhã Thụy nữa. Tay này chọn đăng bài thơ trên trang thơ trẻ, báo VN TP HCM. Tôi nhớ trang này hôm đó không có bài thơ nào khác, nhưng bài Nghĩ về thơ thì không được ghi rõ là thơ. Cũng vì khoái, nên tôi đã viết bài Nghĩ về thơ 2, sau cũng in được trên Tạp chí thơ, số 5. Trời ạ ! Tôi cũng không biết vì sao nó lại rơi vào trong mục "chuyện nghề" nữa ? Cũng không phải chuyên mục hay biên tập tạp chí (chuyên) Thơ xác định rõ nó là THƠ.
Báo trong nước, không nhiều tờ đăng/in thơ văn xuôi. Các số Tạp chí thơ hồi còn khổ báo lớn, sau đó có đăng nhiều bài thơ văn xuôi. Tác giả tôi ghi nhận được là Dương Kiều Minh ( Hà Đông). Đến khi này, THƠ VĂN XUÔI chủ yếu đăng tải nhiều trên các trang mạng. Phần đông của những người viết trẻ. Còn bạn hỏi suy nghĩ của tôi khi chọn viết THƠ VĂN XUÔI, rất đơn giản: làm thơ bằng những hình thức cũ chắc mình không thể hơn được ai. Thêm việc cộng tác tin bài với báo chí lâu nay, tôi khá "nhạy" với những gì thuộc về cái mới. Tôi không chuộng những gì thuộc về khuôn khổ, quy cũ...là vì vậy chăng?

( Gần đây nổi lên ba cái vụ Hậu hiệnđại, bạn bè kháo chuyện, bảo hay hổng chừng ông là người của Hậu hiệnđại. Trời ơi. Nói “điên” thế khác nào âm mưu hãm hại tăm tiếng AT tôi. Tiếng tăm cần là bây giờ, chứ đợi khi đã “ngỏm” mới có, tôi ứ thèm . Hì hì!).

Nói thế, chứ những sáng tác trong thơ tôi cũng khá đầy đủ "chủng loại". Nắm bắt, đi đến làm chủ một thể loại, người làm thơ có thêm một công cụ cho hành trình sáng tạo của mình. Không chỉ cho mục tiêu làm mới thơ mình, mà chúng còn giúp cho thơ viết ra ngày một đa dạng, phong phú. Chúng cần thiết, chứ không hoàn toàn như ai đó vừa phát biểu "tôi không thích" thơ kiểu này. Trừ thơ Đường, các thể song thất … còn thì lục bát, thơ 4,5,6,7,8 …chữ, thơ tự do, thơ kiểu xếp hình, tôi cũng thử qua. Cả Hai ku của Nhật. Thơ có khổ chỉ ba dòng. Nói gì THƠ VĂN XUÔI nhỉ !

Xin được trích ba/sáu đoạn thơ của bài "Nghĩ về thơ":

 ( Nghĩ về thơ )
*
Thơ là nhà mà vần điệu chính nền móng ngôi nhà thơ đó. Nhà có lớn, có nhỏ, tường gạch, vách lá, mái tôn tráng kẽm hay ngói đỏ âm dương … Dáng vẻ ngôi nhà thơ ấy cao thấp, sang hèn là ở dụng câu chữ, xây dựng cấu tứ, những hình ảnh ẩn dụ, các biện pháp tu từ … Nhưng nhà mà không người ở khác gì nhà hoang. Nhà có người nhưng người không còn sống gọi đó nhà mồ. Trong ngôi nhà thơ, những con người ngụ cư không chỉ sống mà còn phải biết sống một đời sống tinh thần giàu và đẹp. Số đông bọn họ " lậm" yêu.

**
Biệt thự là nhà biệt lập, có tường rào bao quanh. Khoảnh đất rộng ngoài nhà chính dọc dài, có nhà phụ kéo ngang. Có nhà xe, nhà vườn, có sân quần, bể tắm … Vuông đất hẹp người ta cấn hầm, lấn gác. Tầng hầm để xe, làm kho, giấu rượu, tầng gác trồng kiểng chậu cộng vườn lan gió đưa.
Cửa những tòa biệt thự thơ mở ra bốn phương tám hướng, bắt nắng sớm mưa chiều, nhặt đủ tiếng chim kêu, gồm thâu ánh trăng thanh cùng tiếng lá rơi nhẹ ơi là nhẹ… Xen trong tiếng cu gù, dế gáy là tiếng cười con trẻ, lẫn với gió qua thềm, vấp chân té ngồi nơi bậc cửa, ta chộp được hương tóc người yêu.

***
Có bao nhiêu loại nhà có bấy nhiêu kiểu thơ. Thơ cổ, thơ cũ, ca trù hát ví cùng câu hò xự xang… Thể thất ngôn bát cú, lục bát, song thất lục bát đến thơ 5,6,7,8 … chữ, thơ mới, thơ tự do … Loại khuôn định cấu trúc từng bài, kiểu trật tự đến từng câu; cả điệu vần dưới trên phải gieo theo luật.
Tự do là một thể thơ có trật tự không rõ ràng nhất. Bài bao nhiêu câu, câu bao nhiêu chữ, vần lưng hay vần chân, cả không vần … thảy đều chấp nhận được !.
Dễ thế nên người người làm thơ, nhà nhà in thơ. Đã không ít người đăng đàn tung hô vạn tuế : thơ tự do mới hiện đại, thơ tự do là nhất hạng… Thơ tự do nhiều tuồng như đã được sinh sản vô tính. Cả những mưu toan, dự định: lập trình máy tính " tự động hóa" công việc nhà thơ. Nhập dữ liệu tình cảm ( gương mặt, nụ cười, ánh mắt …), cấp độ yêu đương ( nông nỗi, đằm thắm hay sâu sắc …), "click" chọn thể loại, điệu vần, phong cách…, trong tích tắc, máy sẽ cho ra đời đủ số bạn yêu cầu. Những bài thơ tình thứ dữ !.
Báo động trước mùa bão lũ : thể thơ tình máy tính yêu.