CÂU CHUYỆN THƠ VĂN XUÔI ( Ông Thích 2+ ...).
Chỉnh sửa tiêu đề, post time đầu từ 14.11.2017
ÔNG THÍCH (2+).
ÔNG THÍCH (2+).
Có ba phần nhỏ, ngắn đó.
1.
Thời 1997 khâu xuất bản trong nước là cực kỳ chặt chẽ ( chúng ta so với hiện tại: nhà nhà in sách). Không chỉ kế hoạch xuất bản mà số lượng đầu sách phê duyệt cũng không thể nhiều như bây giờ. Nên sách và biên soạn sách in là một việc nghiêm cẩn.
Sách Anh Thu tôi ( tắt AT tôi) đề cập đến là "Tuyển
tập Thơ văn xuôi Việt nam và nước ngoài" do NXB Văn học làm/in năm 1997,
số trang là 669. Loại sách biên soạn do hai ông Nguyễn Văn Hoa và Nguyễn Hữu
Thiện người ở Viện Văn học làm. Nói hơn 50% bài thơ đưa in trên đó là gán ép
mặt thể loại TVX, tức là bài thơ in thấy có được bởi/cái hình thức văn xuôi
song chúng không phải THƠ văn xuôi. Còn thì chúng ta không tranh luận loạt bài
về thể loại có “chất” thơ văn xuôi được. Do lẽ đây chỉ là quan niệm hay phân
loại cá nhân AT này.
Song tôi chỉ nêu thêm ra đây hai tựa bài, “Bàn thiên Nam
bộ” và “Quê ngoại tuổi thơ” của tác giả Nguyễn Văn Hoa ( người đứng tên biên
soạn sách trên) có đăng trên trang web cá nhân ông này trong phân loại đề mục
rõ ràng là VĂN. 50% trên là tỉ lệ số bài trong sách tuyển AT tôi cho là gán ép,
còn hai bài nói đây hay 100% thơ chọn tác giả này đúng là gượng ép!
Trang cuối sách thì có ghi rõ : Xuân Diệu là người
chịu trách nhiệm chính, phần bản thảo sách. Không rõ đây có phải nhà thơ Xuân
Diệu của chúng ta hay chỉ là một biên tập sách nào đó lấy bút danh trùng tên
ông.
2.
Rõ hay có thật là Ông Xuân Diệu làm thơ, cũng không
cần thiết. Tuyển nêu trên có ba bài gọi là TVX của nhà thơ Xuân Diệu.. Đó là
Tỏa Nhị Kiều, Thương Vay và Giả từ tuổi nhỏ. Ngoại trừ Giả từ tuổi nhỏ được
mạng internet trích giới thiệu ghi rõ là trường ca, thì cả ba đều được lấy từ
tập sách “Phấn thông vàng”. Sau này, nhiều nơi in/trích vẫn xác định Phấn thông
vàng là tập truyện ngắn, bản in đầu tiên do Nhà xuất bản Đời nay, 30 đường Quan
Thánh, Hanoi năm
1939. Ngay dưới tựa sách Phấn thông vàng có ghi rõ thể loại: Tiểu thuyết ngắn.
Còn trong lời tựa, tác giả vẫn gọi chúng là truyện ngắn … song ông nói rõ chúng
“…không có chi là truyện cả… Ở đây chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn …”.Dưới
cùng của lời tựa chúng ta thấy dòng: Hà-Nội, février 1939 xuống dòng X.D.
Không có lý giải nào cho ba bài “nhầm” thể loại này
với nhà thơ Xuân Diệu dù việc tuyển chọn do người khác làm là sự THẤT VỌNG. Nếu
đúng là “ông hoàng của thơ tình” như người ta vẫn xưng tụng Xuân Diệu là người
chịu trách nhiệm bản thảo sách tuyển trên.
3.
Nhà thơ Hoàng Hưng có bài nhận định thơ Phan Thị Vàng
Anh, tập thơ “Gửi V.B” … là TVX bởi “… những ghi nhận có không khí, ấn tượng,
sinh động; ở chi tiết đắt, rất riêng cùng những liên tưởng, so sánh lạ, ngộ
nghĩnh …”. (*). Thơ “Gửi V.B” là thơ tự do có “chất” thơ văn xuôi sao không
dùng những nguyên liệu của văn xuôi mà ổn với được. Còn bảo chúng lạ, ngộ chỉ
là góc nhìn của người thơ … vì rất hiếm gặp chúng ở thơ khác thể loại.
( Trong phần chú cuối cùng CCTVX (3), bài Phía sau thơ của Đỗ Trung Quân những
chi tiết hay những chữ như “dĩa cơm chiên” “chiếc ghế dựa lưng” cũng là của
hiếm trong thơ bấy nay).
------------------------ Chú thích của người viết
----------------
(*) Link đọc bài Hoàng Hưng: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11275&rb=0101
- Link đọc bài bình khác về tập
thơ “Gửi V.B”, góc nhìn Tứ thơ và chùm thơ : https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=33380942#editor/target=post;postID=116591847569837659;onPublishedMenu=allposts;onClosedMenu=allposts;postNum=10;src=postname
** Một phần thảo viết trước đây của bài OT(2+) này AT tôi đã post
tường FACE. Đặt đây để người đọc tham khảo luôn, mở rộng quan điểm, góc nhìn
TVX
2. Trích ý kiến của Nguyễn Hiếu, viết đăng thấy trên Web-blog của hai nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và Trần Nhương :
2. Trích ý kiến của Nguyễn Hiếu, viết đăng thấy trên Web-blog của hai nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và Trần Nhương :
“Tôi còn nhớ Chế Lan Viên đã từng có ý định cách tân hình thức
thơ bằng kéo dài câu thơ một cách bất thường. Dạo đó ta gọi là thơ văn xuôi.
Đọc lại bài thơ tiêu biểu cho sự cách tân này của ông là bài : những cành phong
lan bể (*):
“ xanh biếc mùa thu bể như hàng nghìn mùa thu còn tâm hồn nằm
đọng lại/ Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh thôi không trở lại làm
trời/ Nếu núi làm con trai thì bể là mùa thu đã biến thành con gái , mỗi đêm
ngày da thịt sóng sinh sôi”.
Ta vẫn thấy một cách nghĩ Việt Nam, những âm điệu của ngôn ngữ
Việt cực kì thơ ẩn dấu trong hình thức văn xuôi mang đặc trưng mà chỉ có thơ
mới có”.
Chú ý câu : … dạo đó ta gọi là thơ văn xuôi. Tức có cả Nguyễn
Hiếu trong này. AT tôi có sách của NXB giáo dục, in bài thơ “Cành phong lan bể”
không dưới dạng thức “ngang” như trên, chúng ta đã thấy. Và như thế, Chế Lan
Viên trong chủ quan ông đã không làm thơ văn xuôi mà nhiều người khác – ngoài
hai tác giả biên soạn sách trên- cũng cho là ông làm TVX.
Tôi lại thấy tiếc cho dòng tên người chịu trách nhiệm bản thảo cuối sách TUYỂN
nói trên : ao ước ghê lắm không phải Xuân Diệu mà là Chế Lan Viên thì những sai
sót trên chắc sẽ được hạn chế nhiều.
---------------- Chú thích thảo cũ -----
(*) Phần thơ Chế Lan Viên trong sách tuyển là hai bài "Tàu đi" và "Nghĩ về thơ ...". Chúng ko phải TVX, theo quan niêm AT tôi.
Câu chuyện TVX kỳ 5 : Cân đo nhà thơ! ( Hài sao phân loại
bọn làm thơ / Khó hơn định giá một giấc mơ …?).
0 Comments:
Post a Comment
<< Home