ÔNG THÍCH (2).
- ÔNG THÍCH (2).
- “Thơ văn xuôi xuất hiện như là một thể thức lưỡng tính, có nghĩa nó phải trước hết là thơ, sau phải mang hình thức của văn xuôi, đến độ nếu nhìn bề ngoài rất khó phân biệt rằng đó là một bài thơ theo quan niệm truyền thống. Hai yếu tố này phải là một, hợp nhất, hòa quyện trong một thể thống nhất mang tính lý tưởng mới tạo ra thơ văn xuôi. Do vậy, chỉ từ yêu cầu này tôi dám quả quyết rằng quá nhiều nhà thơ của chúng ta, dù bắt chết cũng không thể hoàn thành được một bài thơ văn xuôi đúng nghĩa của nó. Điều này không thể xem thường”. Dương Kiều Minh.
Tôi dừng quãng viết nối tiếp loạt bài này chủ yếu do khâu
tìm kiếm tư liệu thơ Dương Kiều Minh. Đây muốn nói mảng thơ văn xuôi nhằm minh
họa cho quan niệm chung hay nhận thức “đúng” có thể có được về thể loại văn chương này. Cho đến mốc thời
gian giữa năm 2017, phát biểu về mặt đặc trưng thể loại dù là một “ít” cảm nhận
ban đầu, tìm bằng google.com.vn chỉ
copy/thấy được hai bài. Thơ văn xuôi với
những cảm nhận riêng của DKM : http://www.vanchuongviet.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=50&nid=1784
(*)
Và bài của AT tôi đăng trên blog cá nhân năm 2006: đã trích
một phần đặt tại CC TVX kỳ 3: http://tholeanhthu.blogspot.com/2006/10/ti-va-bt-gp-mt-bi-th-vn-xui-in-trn-t.html.
Ông Thích (2) xin tập trung tranh luận hai khoản mục sau :
một là thể thức lưỡng tính… cùng nội dung của đoạn trích trên đây và hai là yêu
cầu chung khi xây dựng hay xác định khái niệm, đặc trưng một thể loại văn học
nói chung, TVX nói riêng.
1. Tôi không chắc mọi người (đọc) sẽ “đu” link bài của DKM,
đọc trọn vẹn. Không vì nó dài hơn hai ngàn chữ. Chưa cần bàn đến chất lượng làm
chi, một nội dung mà ông DKM có thể “tải”và “gởi” hai đề tài … khác xa nhau –
một cảm nhận riêng và một cho TVX là nhu cầu của thời đại - thì hẳn rằng nó đã không
OK, nói gì đến sự chặt chẽ của một bài viết luận đàm. Tôi xin copy/paste thêm
ba khổ câu kết đặt/mở bài trước đoạn trích chúng ta nói đến trên.
- . Mỗi thể thức thơ này ( nói TVX) đều xuất hiện
như một nhu cầu nội tại, không thể khác.
- . Sự xuất hiện thơ văn xuôi là một đặc trưng khá tiêu biểu
của thơ hiện đại, và của nghệ thuật nói chung.
- Sự xuất hiện thơ văn xuôi cùng một loạt các loại hình nghệ
thuật và trào lưu tư tưởng khác là đòi hỏi không khác được của thời đại. Người
nghệ sĩ là địa điểm để phát khởi các đòi hỏi đó của thời đại.
Gọi là lưỡng tính hay nói như ông DKM thì bài TVX phải có tính
chất của một bài thơ, và hình thức
(trình bày/bài) văn xuôi. Còn thì yêu cầu đi liền theo đó rõ ràng không
dễ nắm bắt cũng như chia sẻ. “…
phải là một, hợp nhất hòa quyện trong một thể thống nhất mang tính lý tưởng
…”. Chúng ta chưa thể hay không thể xác
tín thể thống nhất cùng tính lý tưởng phải được/đến “nhường” nào, song rõ nhất
với yêu cầu là một thì cái “thể thức lưỡng tính” nêu đầu đoạn trích trên đã
hỏng hay nhà thơ DKM tự mâu thuẫn mất rồi!
Một thể loại, nói ngay thế này cho bạn đọc dễ hình dung
được. Nhà thơ A sáng tác lục bát “nhuyễn”, còn B thì thơ toàn loại tự do. Đấy
là sự thuận tay của người viết, nói chung. Nobel 2017 trao giải cho nhà văn Anh
gốc Nhật Kazuo Ishiguro, gia sản có bảy tiểu thuyết, chỉ một tập truyện ngắn …
thì chỉ vì ông này thuận tay với thể loại dài hơi mà thôi. Ngược lại thì bậc
thầy truyện ngắn Alice Munro, nhà văn Canada đoạt giải Nobel Văn học 2013.
TVX rốt lại cũng chỉ là một thể loại, nên không thể đặt vấn
đề khó dễ với những người sáng tác … Thực tế thì … ngay với B. cũng không dễ
“ngoáy” bút mà có một bài TVX hay. Hay xui A, một cây viết chưa tốt với thơ tự
do “nhảy” vào làm TVX … rồi kêu lên: “Đó, thấy khó chưa”.
2. Loại bài khảo cứu luôn kén người đọc bởi những “đan xen”
“chồng chéo” các ý tưởng, quan niệm …lại rơi vào lĩnh vực khá chuyên biệt ( như
TVX). Bởi khó khăn này mà AT tôi mới chuyển hóa chúng thành những câu chuyện …
hầu có được sự tiếp cận người đọc thuận lợi nhất. Nói riêng với người yêu thích
thơ, có làm thơ .. thì việc tiếp cận loạt bài này ít nhiều sẽ thu lợi lớn đó! …
Chỉ
search hay tìm đến Wiki là chúng ta rõ về khái niệm hay
định nghĩa. Bài AT tôi viết/post từ 2006 nên giờ tôi cũng không nhớ mình
có tìm
hiểu trước/được như bây giờ không. Chắc một điều là … tôi có “ngó” qua,
vì như
tôi đã chia sẻ : tôi là người ngoại đạo lĩnh vực văn chương này. Với
khái niệm
cùng định nghĩa thì rõ nhất là nêu ra được hai dấu hiệu sau. Một là cơ
bản –
đặc trưng tất yếu phải có, không thể thiếu và loại dấu hiệu không cơ bản
: có
thể có và có thể không. Ngôn ngữ sử dụng cần rành mạch, rõ ràng nhất. Cố
mà né tránh “đặt chế” riêng, rồi phải giải thích … chỉ rối rắm
dầy/nhiều hơn.
Dấu hiệu đầu thì đấy phải là bài thơ. Tức những yêu cầu về
vần điệu, lối nói, kiểu chơi chữ … hay nói những gì yếu tính nhất của thơ phải
hiện diện trong bài. Dấu hiệu cơ bản tiếp nữa là hình thức cộng ít nhiều “thuộc
tính” tất yếu của văn xuôi : lời
ăn tiếng nói, kiểu thuật kể, câu hỏi đáp, giọng điệu tự sự …Thiếu khoản này thì bài … đó là thơ câu rê hay thơ nối dài nối dòng
… chứ nọ phải TVX, dù chủ quan người viết có trình
bày như văn xuôi (1). Dấu hiệu về mặt hình thức thuộc loại không cơ bản, tuy nhiên
với tên gọi TVX, AT tôi thiên/nghiêng cho sự chủ động của người thơ : anh ấy
trình bày bài thơ như một bài văn xuôi khi giới thiệu hay cho in, xuất bản! Lưu
ý, trong phân loại TVX nói chung, AT tôi đề xuất thêm một loại thơ tự do có hay đậm “chất” TVX,
tắt chung là thơ có chất TVX! (Rất nhiều ... thơ tự do có chất thơ văn xuôi, mà bài thơ của Trần Minh Tạo ở CC kỳ 4 là một ví
dụ).
Tuyển thơ VX Việt Nam và nước ngoài, xuất bản 1997 có
hơn một nửa ( tổng gần 200 bài thơ Việt) những người biên soạn sách tuyển đã
“gán ép” mặt thể loại, vi phạm tính chủ quan của người sáng tác thơ. Có nhiều
bài văn xuôi “rặt” như TRE Việt Nam (Thép Mới) hay Tôi đi học
(Thanh Tịnh) … Hay như bài Cành Phong lan bể của Chế Lan Viên … mà
rất nhiều bài viết thấy trên mạng gọi đấy TVX.
----------- Chú của bài OT (2)--------------
(*) Cùng nội dung link bài này, ông DKM có ít chỉnh sửa để đăng trên
báo CAND ngày 11.4.2008 với tựa khác : Thơ
văn xuôi - nhu cầu tự thân của thời đại.
(**) http://lyphuonglien.blogspot.com/2012/04/tho-duong-kieu-minh.html
: Link đọc một số bài thơ Dương Kiều Minh.
(1) Rất nhiều bài thơ có khổ câu tương đối bằng nhau về số chữ trong một câu thơ lại được“tung” ra dưới hình thức TVX. Rộ nhiều hay link tìm kiếm Google luôn dẫn đến bài Hoa sữa của Lương Ngọc An là một ví dụ. ( Bài này cũng có trong sách tuyển TVX in 1997, sách sẽ được đề cập nhiều trong loạt bài viết của CCTVX này). AT tôi đã tìm cũng như chưa liên hệ được tác giả nhằm xác định bản gốc ban đầu …cùng chủ định thể loại của bài thơ Hoa sữa này. Hẹn sau tiếp.
Gần đây, tác giả Tuyết Mai khi in thơ mình lại có một số bài thơ “gộp” 2 câu đầu của một khổ thơ lại … ( AT tôi xác định đó là hai câu thơ hoàn toàn đứng độc lập được – giới thiệu khá tập trung trong tập Hạt dẻ thứ tư nha!)) và tiếc thay nó được cây thơ Đỗ Quyên nhìn nhận như là một câu thơ VX, một loại sáng tạo mới của nhà thơ nữ này. ( Đ.Q. Đặt ra khái niệm “lọa”: dãi thơ – xem trên vanchuongviet.org ). Sẽ có một Ông Thích khác để phân tích trường hợp này.
(1) Rất nhiều bài thơ có khổ câu tương đối bằng nhau về số chữ trong một câu thơ lại được“tung” ra dưới hình thức TVX. Rộ nhiều hay link tìm kiếm Google luôn dẫn đến bài Hoa sữa của Lương Ngọc An là một ví dụ. ( Bài này cũng có trong sách tuyển TVX in 1997, sách sẽ được đề cập nhiều trong loạt bài viết của CCTVX này). AT tôi đã tìm cũng như chưa liên hệ được tác giả nhằm xác định bản gốc ban đầu …cùng chủ định thể loại của bài thơ Hoa sữa này. Hẹn sau tiếp.
Gần đây, tác giả Tuyết Mai khi in thơ mình lại có một số bài thơ “gộp” 2 câu đầu của một khổ thơ lại … ( AT tôi xác định đó là hai câu thơ hoàn toàn đứng độc lập được – giới thiệu khá tập trung trong tập Hạt dẻ thứ tư nha!)) và tiếc thay nó được cây thơ Đỗ Quyên nhìn nhận như là một câu thơ VX, một loại sáng tạo mới của nhà thơ nữ này. ( Đ.Q. Đặt ra khái niệm “lọa”: dãi thơ – xem trên vanchuongviet.org ). Sẽ có một Ông Thích khác để phân tích trường hợp này.
0 Comments:
Post a Comment
<< Home