tholeanhthu

Wednesday, October 11, 2006

Tôi vừa băt gặp một bài thơ văn xuôi in trên tờ Văn nghệ trẻ, số ra ngày 8.10. Bài thơ có hình thức đúng của TVX, nhưng nọ phải TVX… ( bài Ngõ buồn ). Nay post bài có ý kiến, mong các bạn có ý kiến them về thể thơ văn xuôi này.


Thơ Văn xuôi, một vài cảm nghĩ.

Maiacopxki, thi sĩ Nga : “ Hình thức thơ được làm nên bởi chính Thi sĩ ” .Nắm bắt và sử dụng nhuần nhuyễn một thể lọai thơ là cơ sở khởi nguồn cho những sáng tạo của người thơ. Và hầu như mỗi tên tuổi thành danh đều có riêng một hình thức thơ – thuận tay, thế mạnh – rõ rệt.
Thơ văn xuôi, trên Tạp chí thơ ngày một được chọn in nhiều hơn. Không phải là hình thức thơ mới có, song không dễ dàng trong việc tìm kiếm dữ liệu, cùng những học thuật, trao đổi, bàn thảo … về Thơ văn xuôi ( một lối thơ xuất hiện cùng thời Thơ mới.)*.
Thơ văn xuôi ở Việt Nam tồn tại trong suy nghĩ mỗi nhà thơ. Họ đọc và cảm nhận trực tiêp từ văn bản tác phẩm. Người trước, ngườI sau… tự đúc rút cho riêng mình mặt mạnh , điểm yếu của một hình thức thơ- đã không ít người thơ ngộ nhận là mới, là hiện đại- mà lao tâm khổ tứ. Và rồi…xuất hiện những bài thơ văn xuôi, có cả những trường ca bằng thể thơ văn xuôi …


1. Đầu tiên, cần khẳng định cùng nhau : Thơ văn xuôi không phải và không chỉ là thơ được trình bày như văn xuôi. Càng không phải là kiểu thơ văn vần nối dài. Khiếm khuyết của cách hiểu này còn thấy trên một vài bài thơ đăng báo. Có tác giả tuyển chọn đưa vào tập thơ như một sáng tạo, phá cách trong trình bày; làm mới, phong phú tập thơ. Những câu thơ bằng/đều nhau về số chữ, hoàn toàn có thể trình bày theo hình thức quen thuộc, lại được xếp nối đuôi nhau như văn xuôi. Theo cảm nghĩ của riêng tôi, thơ văn xuôi là lối thơ có những câu văn xuôi ( lời ăn tiếng nói, từ cửa miệng; câu hỏi đáp; văn thuật, kể … ) Đặc thù một bài thơ văn xuôi là ( một hay nhiều ) câu có độ ngắn dài quá khác biệt nhau; thường thấy hơn cả là lọai câu vượt khổ ( giấy)… gây khó (coi) cho người viết trong trình bày tác phẩm thơ ( theo truyền thống ).
Xét mặt thể lọai, thơ văn xuôi là thơ tự do, cận nhánh không vần. Nếu như có sự phân chia hai nhánh vần và không vần trong thể thơ tự do. So với lối thơ truyền thống, trình bày ngắt dòng, thơ văn xuôi có hơi thơ mạnh mẽ, ý thơ cuồn cuộn …Có ý kiến cho rằng thơ văn xuôi là lối thơ lai tạp giữa thơ và văn xuôi. Tính chất câu văn xuôi dấn đẩy thơ văn xuôi gần hiện thực, sát sườn cuộc sống; đổi lại chất lãng mạn, bay bổng của thơ có yếu; cảm xúc thơ của bài thơ văn xuôi cũng vì thế mà có phần kém sâu sắc; thêm vần điệu không nhiều chú trọng gây khó thuộc. Mất đi khả năng truyền miệng, ưu thế vô địch của thơ nói chung, thơ văn xuôi xếp hạng phụ thuộc văn bản nặng. Với nhận định trên, theo tôi, bài thơ văn xuôi hoặc chỉ gọn trong bàn tay, dài khoảng ba bốn đọan, ước một hai trăm chữ để còn có thể thuộc, nhớ, đọc giới thiệu được hoặc không thế thì cứ là trường ca.
Về mặt kỹ thuật, có thể sử dụng các biện pháp tu từ : điệp từ, điệp vận; lập lại câu, đọan ngắn; lập ý, nghĩa, hình ảnh (không hoàn toàn) … nhằm phát huy được ưu thế của lối thơ và phần nào khắc chế điểm yếu vốn có về vần điệu của thơ văn xuôi.

2. Thơ văn xuôi thế giới có tuổi hàng ba thế kỹ, còn bài thơ văn xuôi đầu tiên của Việt Nam được công nhận xuất hiện cùng trào thơ mới. Thế giới phát triển nhiều đến độ từ thập niên 70 thế kỹ 20, ở Pháp, người ta đã phải mở diễn đàn tranh luận, làm rõ những khác biệt giữa thơ và văn xuôi. Còn ở Việt Nam, từ thực tế sáng tác khâu nghiên cứu học thuật về thơ văn xuôi rõ ràng còn ở giai đọan “chập chững bước đi”.

3. Lớp trẻ hôm nay có phần dễ hòa nhập với thơ văn xuôi vì lối thơ không nhiều niêm luật nên phóng khóang, dễ có được cảm giác tự do, và đã không ít người nhầm lẫn với hình thức thơ đổi mới.( Tôi phải nhắc để lưu ý cái sự nhầm ). Tác phẩm thơ có thể kể đến trường ca Khối vuông Ru-bích của Thanh Thảo, nhiều bài thơ xuôi của Mai Văn Phấn, Trần Tiến Dũng, Lý Đợi… Trong khi chờ những công trình nghiên cứu học thuật, bản thân người thơ cần nổ lực khảo sát trực tiếp tác phẩm thơ của người khác, tự rút cho mình những đặc trưng thể lọai, mặt mạnh, điểm yếu…mà học tập, mà sáng tạo.
------------------------------------------------------------------------------------------------
· Dùng từ khóa Thơ văn xuôi, gỏ tìm kiếm trên Google.com, trong những trang tư liệu gần nhất thấy có đề cập đến trường ca Trên đường của Trần Anh Thái, bài trao đổi giới thiệu tập thơ của trang evan.com.vn. Khái niệm, hay định nghĩa về lối thơ văn xuôi không thấy đâu đề cập đến, cả trong từ điển trực tuyến vn.wikipedia.org (?).
Có thể xem như tham khảo định nghĩa sau :Thơ văn xuôi là thể thơ viết như văn xuôi , chỉ cần có ý thơ, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc và có nhạc điệu. Còn hình thức thì không có quy luật nhất định về câu, chữ, đối ngẫu, vần điệu. Ở Việt Nam, TVX xuất hiện lần đầu với những bài ngắn ghi lại một cảm nghĩ nào đó của Phạm Văn Hạnh trong "Xuân thu nhã tập". Sau cách mạng, nhiều nhà thơ cũng làm TVX, nhưng lại ngắt ra từng câu, dài ngắn khác nhau, khi có vần, khi không, tuỳ cảm hứng, hiệp vần cũng lỏng lẻo, chỉ theo âm hưởng, đó là thơ tự do. Nhà thơ Chế Lan Viên đã sử dụng thể này một cách tài tình để viết những bài thơ chính luận, mang đậm tính thời sự - chiến đấu về chủ đề chống Mĩ cứu nước: "Những bài thơ đánh giặc" (1972), "Đối thoại mới" (1973

Bài ca cuộc sống (tt)

42.

- Diện mạo chung thơ ?
- Bình lặng quá. Nhiều phần nghiêm trang nữa. Thơ lễ lạt một. Tâm trạng người thơ hai. Không mấy thơ vì, hay của người đọc. Viết sao cho người khác thấy cần phải đọc. Lâu chày ngày tháng, thơ gây đơn điệu, nhàm chán…
- Thế phải trách cứ những đâu ?
- Tiên trách mình. Một lần tôi nhận được đề nghị đọc thơ trong tiệc cưới. Gọi là góp vui. Cày mươi ngày phần thơ xong, nhưng do thiếu một ít phụ liệu cho việc đọc thơ nên tôi đã từ chối lên sân khấu.
- Gì mà dữ vậy ? Sao mày không nhắn tao tìm giúp.
- Hai vỏ chai thuốc sâu.

Bảo tình yêu là chuyện của trái tim người ta
Không dễ hiểu, càng không sao giải thích được.
A yêu B, B không yêu A mà yêu C chết mệt
( C đây không phải tôi, tôi vợ đã, đã hai con).
C vô tình, còn A oán giận, rồi sinh thù hận
Dao Thái lan ( mũi nhọn, cán vàng ), 2,3,4 con lận bụng
Tìm đâm, tìm giết, và hại chết C rồi.
A vào tù ngồi, bỏ B vật vờ, đơn côi…

Chuyện ông D ngán cơm, thích phở
Hay bà E nghiện món chân giò
Hoặc đại loại nem chua cay, chả bùi ngọt …
Hết thảy những rối rắm trên động lòng các nhà bác học
Xích họ ngồi lại cùng nhau, xới tung vạn ngàn đầu óc.

Năm 2051 ( nói nhỏ nghe chơi, nghe xong rồi bỏ ).
Cả thế giới xài chung một hiệu thuốc.
VN. ôm. nt6.
Thuốc Việt Nam làm, liều hai người cùng uống
Đảm bảo ôm nhau sáu triệu lần là vừa kịp chán.
VN. mê. nt5.
Thuốc làm tại Việt Nam, liều uống chung hai người.
Đảm bảo mê nhau đúng một ngàn năm chẳn.

"Bố đây hỏi chai ôm. Em gái đặt mua hai loại.
Thiệt là hay. Thuốc cũng vừa có chế phẩm thử.
Dạ, 2,3,4 lát nữa xin đến nhà tôi".

-Hai chai thuốc đây, rễ dâu tụi nó nốc sạch rồi !

43.

-Trong lượt chuẩn bị nói trên, có một phiếm cuộc về hôn nhân.

Bảo hôn nhân giống việc phải vào W.C
Nói xin lỗi, khi đắt người chen nhau giành giật
Kẻ chưa qua hết ngóng lại trông mau tới lượt
Người bước quá rồi, kìa, bịt mũi phóng nhanh ghê.

… cũng có thể góp chút cười vui. Song có những đám cưới của những đôi chậm chân, nhát cẳng, tuổi tác băm gần chục nhát, hoặc giả không khí tiệc đang hồi thẳng thớm, ngay ngo, bạn được mời lên sân khấu, đọc thơ loại nào ? Tôi đã tự đặt hàng mình … Ra đời một Lời cha.

Khỉ thật, em đừng khóc
Con mình đi lấy chồng
Xa hay gần, suối sông sâu cạn, đò xe có chuyến
Chỉ dăm hôm con lại về thăm.

Em chậm nước mắt cho mau
Kẻo con nó khóc theo
Gương sen nhòe nhẹt …

Con gái ta
Nhớ lời cha
Lấy nín nhịn đổi chín cái sự lành
Chăm chút cơm canh, việc nhà sau trước
Trải lòng mình đón rước hết thảy tình thương nhà bên ấy.

Còn mày, rể quý hay rể cột kèo rui mái
Chớ thấy cách mặt cách mày mà càn quấy
Con gái ta nết thực ngoan hiền
Càng không được cậy đông ỷ thế, lấn quyền
Ăn hiếp vợ.
Hay ho gì. Họ là phái yếu
Không nên " dẫm đạp" dù bằng một cành hoa.
Thương với yêu rồi sẽ có tất cả những tuyệt vời …
Hãy tin ta,
Hạnh phúc là một đời chung lưng tìm kiếm
Chẳng đâu xa, thủy chung một nếp nhà.

44.

Một Dự cảm mười năm, chút tự trào cho cái nhà tôi rũi ro làm sao nó lại lọt trong vòng quy hoạch.

Mười năm, đường trước nhà đã chẳng thành sông
Vì mỗi trận mưa chiều tháng bảy
Xe nườm nượp qua như thác chảy
Gió thốc vào tôi không mùi ét- xăng.

Ngôi nhà trệt tôi ở mai này đàng hoàng hơn*
Nghĩa là có thể cơi lên một lầu nữa.
Như bao người, tôi vừa kịp có cháu gọi ông
Đứa lẩm chẩm tập đi, đứa ngữa tay bồng.

Có những week-end cả nhà lại thong dong
Đóng cửa nhà trên này lái xe về vườn trại.
Ông rỗi dắt lũ cháu con ra bến tắm sông
Sau một trận đá bóng lấm lem bùn đất.

Mười năm nữa, đám bạn thời phổ thông trung học**
Dám có tên đề bia mộ vĩnh hằng
( Điều gở ấy, nói không … vẫn vậy !
Bởi tử sinh là chuyện thường tìnhời ).
Chẳng hề gì, giỗ mày tao kéo hết đám bạn
Đến nhà quậy tưng như thuở còn mày.

Khoảng thời gian sống, mười năm, không quá dài
Có thế nào hãy luôn nhắc mình: bảo trọng.
Đường còn hẹp, bọn nhãi ranh háo động
Tật bệnh buổi này chết lạ như ri.

Dự cảm mười năm thơ tôi : một cái cười khì.

___________ ____ __________
*Nhà diện giải tỏa giai đoạn 2 Cầu đường Nguyễn Tri Phương nối dài
** Cuối thập niên 70.

Góc nhìn khác

I love you –
dịch và đọc ngang là Tôi cảm Du.

1.
Tôi bắt gặp thơ Cát Du trong một lượt lướt web. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo chọn giới thiệu một chùm 21 bài. Hôm đó, tôi copy không đạt mà không hề biết, sau thêm một lần gởi đến theo chỉ dẫn của trang web, cũng không xong, nên tôi đã không đọc phần thơ ngay trên máy, nhưng cái tên Cát Du thì đã kịp vào bộ nhớ…

Cảm tôi mua và đọc những hai cuốn, sách bán 12 ngàn, tôi tiêu mất 14 ngàn đồng. Bị đang hẻo tiền, và không hiểu tại sao mình lại cho mượn sách ngay khi đã kịp đọc chút gì đâu ! Cũng không phải vì thơ hay, giới thiệu bạn bè, người quen .. cùng đọc. Chỉ vì tiện tay mà người ta cầm đi …rồi đánh mất. Họ có đền tiền, nhưng tôi cứ bực suốt mấy ngày tết là vì vậy!

Cát Du là cái tên mới trong làng thơ. Tập Cảm * của cô in ra, vì thế cũng lặng lẽ nằm trên quầy, kệ … các nhà sách như trăm, ngàn cuốn thơ nọ khác. Trong lần đầu tôi đọc thơ chị, là cuốn mua đầu tiên, nói thật cũng chưa thấy gì nổi bật, ngoại trừ một vài con chữ mơi mới. Tôi đã có ý nghi ngại nhà thơ Trần Mạnh Hảo giới thiệu cô nhà thơ này chắc tại cái hình in bìa sau Cảm.
* Xuất bản theo kế hoạch đầu tư và hỗ trợ sáng tác năm 2004 của Ủy Ban tòan quốc các Hội Lien hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam..

2.
Tôi bận bịu nhiều việc của ngày tết, công việc làm quán ăn (cò con) nhỏ thôi, nhưng vẫn nhớ chừng cái tên thơ mới này. Kế trên tờ Phụ nữ chủ nhật giáp tết liền thấy giới thiệu hai bài : Thít chặt và Vô đề. Tôi chép lại sổ tay ngay, không để vuột mất nữa. Có thời gian của những ngày nghỉ tết, tôi đọc Thít chặt nhiều lần …

Cảm nhờ đó mà trong lần dạo nhà sách ngay sau tết tôi lấy ngay ra quầy không một chút đắn đo. Bạn nhớ cho, chưa bao giờ tôi mua một cuốn thơ những hai lần trong một tháng ! Cái đau của người thơ bị tình phụ cùng thời gian như thấm vào nỗi buồn của tôi trong thời gian quán nghỉ tết…

Cát Du có lối thơ “trực diện”, đột thẳng vào nỗi đau ( Trực; Nguời đàn bà nghèo nhất thế gian …) Một con người của tình cảm, giàu yêu thương đau nỗi đau bị ruồng bỏ …Em như con diều bị đứt dây / Chúi nhủi giữa tầng trời / Không biết tựa vào đâu / để ngã
( Con diều ) Mà hình như Du cũng không thực hiểu vì sao người cô hết lòng yêu thương lại là người ruồng bỏ cô một cách phủ phàng !

3.

Tôi cũng bị tình bỏ, dù vợ chồng chúng tôi có những thỏa thuận riêng nhưng không hiểu sao nỗi đau cứ nghẹn trong ngực. Đang cầm lái cái Honda chạy chợ, nước mắt không dưng trào ra. Tuy chưa ra bài thơ nào từ sự cố này, có lẽ trong tôi còn chút niềm tin, sự hi vọng .. nọ khác và có khi phải chờ nỗi đau qua thời gian lắng lại. Chỉ có mỗi cái ba dòng vô tích sự dưới đây :

Xui lứa đôi
Lìa xa
Là tội lỗi

Cảm là một tập thơ Du viết trong thời gian trước và trong nỗi đau chia xa ( quãng 2003 đến suốt cả năm 2004). Trước có Bàn tay tinh tế cưc kỳ : Thân thể ngủ chỉ bàn tay thức / Bàn tay thức đánh thức bàn tay / Hai bàn tay xôn xao cùng dậy / Nắng nhập nhoà chúng nó vào yêu. Du khá hơn tôi, ngay trong thời gian nỗi đau cấu xé, cô đã kêu lên được, nỗi niềm hằn sâu hoắm ! Tiếng thơ Du thật thảng thốt, thật quá đau buồn.

Em thít chặt vào anh
Tưởng không gì lèn qua cho được
Vậy mà
Có một hạt cát đã lèn giữa chúng mình
Hạt cát lớn thành viên gạch
Viên gạch hóa thành bức tường
Bức tường hóa thành vạn lý
… ( Thít chặt )

Người đàn bà nghèo nhất thế gian
Không còn nước mắt
Khóc thương mình
Em
Người đàn bà trái tim rách nát
Không có chỉ khâu
Chỉ nào khâu được hở anh ? … (Người đàn bà nghèo nhất thế gian )

Cát Du tên thật Phan Kim Dung, sinh năm 1960, giải nhất thơ 2000-2005 giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ của Hội Liên hiệp VHNT Bình Dương. Là con người không ai không một lần va vấp, té ngã. Chỉ sợ một khi đã ngã rồi lại không tự mình đứng lên được. Cát Du đã không thế, giới yêu thơ chúng ta cùng có lời mừng cùng chị vậy !

Cát Du đã đứng dậy sau sự cố ấy. Cát Du đã lại ra thơ… Chùm thơ ngày Valentine 2006, trên trang web Evan.com.vn : Lời yêu, Rời khỏi giấc mơ …có giọng điệu, câu chữ tươi mới , mạnh mẽ rồi. Song cũng thấy một Cát Du nặng tình quá lắm, đấy là phần người. Trang thơ cho ngày Valentine trên trang web Văn nghệ Sông Cửu Long vẫn tỏ rõ nỗi niềm người bị tình phụ vương vất. Nhưng chúng ta tin mai này chị sẽ mạnh mẽ, chiến thắng nỗi buồn đau, trên cả, chiến thắng được mình.

Bài đã đăng trên Web vannghesongcuulong.org.

0 Comments:

Post a Comment

<< Home