tholeanhthu

Monday, November 13, 2017

ÔNG THÍCH (1).



ÔNG THÍCH (1).

Ở VN ta ( và ở Trung Quốc), theo tôi nghĩ, “ thơ văn xuôi” có thể tìm thấy tổ tiên xa của mình trong thể phú, vì phú là một thể loại vừa là thơ, vừa là văn; nó là thơ vì nó có âm thanh theo luật bằng trắc, có vần; mặt khác nó cũng là văn, vì câu dài, có đôi khi câu khá dài như một câu văn ( trong thể cân đối, tức là tương đương với hai vế của một câu phú, thì có những trường hợp câu rất dài), nhưng câu văn này cắt thành từng mạch nhỏ, theo một nhịp điệu tiết tấu làm ưa thích cho tai nghe, và câu dưới đối với câu trên". (trang 611-612 Tuyển tập Thơ văn xuôi VN và nước ngoài, do Nguyễn văn Hoa và Nguyễn Hữu Thiện biên soạn”. Chú thích đầu tiên bài viết Câu chuyện Thơ văn xuôi (kỳ 3).

Ông Thích là tựa khác của những chú giải, chú thích hay bình chú cùng ghi chú … những chú thích bên dưới loạt bài “Câu chuyện TVX” (tắt của thơ văn xuôi).   Chú của chú thích … thì là Ông Thích. Và điều khá chắc chắn, qua thời gian làm tư liệu … AT tôi thấy kiểu “Ông Thích” này không dừng một hai kỳ được nên khuyên số … ngay từ bài đầu này.

Câu chuyện Ông thích (1) này đúng ra là không nên lạm bàn, tức không cần chú … gì thêm. Nguyên do gì thì  người đọc xem sẽ rõ.

1. Google một hai lượt đầu, AT tôi bắt được … một bài trích đưa lại ý kiến trên. Viết hay gõ net chuyện này bình thường. Một in trên vietvan.net  không thấy tên tác giả; một post ngày Chủ nhật 14/12/2008 trang toquoc.vn, người viết là Nguyễn Văn Dân ( tắt NVD; * lại có chú thích bên dưới ngha). Có cùng một nguồn: trang  hvn.vn ( không truy cập Web này được nữa). Đoạn câu liên quan và có tranh luận là đây : “Nhưng cũng có người cho rằng thơ văn xuôi đã có bóng dángở các thể loại văn vần như phú, văn tế, hoặc các loại biền như hịch, cáo” từ thời trung đại.  Tuy nhiên theo chúng tôi, căn cứ vào định nghĩa về thơ văn xuôi là “thơ không có vần” như đã nói ở trên, mặt khác căn cứ vào một điều nữa là phú, tế, hịch, cáo không phải là các thể văn vần, mà chúng chỉ đơn giản là các thể văn được viết bằng cả văn vần lẫn văn xuôi, thì không thể nói tất cả các thể văn của văn chương cổ-trung đại trên đây là nguồn gốc của thơ văn xuôi hiện đại Việt Nam. Mà chỉ có thể nói rằng “có bóng dáng của thơ văn xuôi trong các bài văn phú, tế, hịch, cáo khi những bài này được viết bằng văn xuôi”. Hơn nữa, theo chúng tôi, những sáng tác này cũng chỉ là một “cơ sở” mờ nhạt, còn nguồn ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến hình thành thơ văn xuôi hiện đại Việt Nam thì phải kể đến thơ tượng trưng và thơ siêu thực của phương Tây”.

Không xác tín điều tác giả NVD .. đề cập có trùng với ý AT tui đã chú thích trong CCTVX ( kỳ 3), trích đặt để trên cùng bài này. Ta chấp nhận ý nghĩa của Bóng dáng hay tổ tiên xa của TVX là một. Và lập luận của ông NVD liệu đã phù hợp để phản bác ý kiến trên  trong  chừng mực đủ+đúng chưa là hai.

Một chấp nhận … trùng lặp. Là bóng dáng hay tổ tiên xa … của TVX là PHÚ... và các thể loại nêu trên. Khoản này điểm đáng tranh luận là mặt logic và tính thời gian của sự phát triển thể loại.Chọn Phú vừa ít lẫn hiếm … trong khâu tìm kiếm tư liệu đã gây khó cho người đọc tiếp cận để có thêm sự học hỏi. Chưa nói PHÚ là thể văn cổ mà khâu niêm luật cực khó, rất trái ngược với hình thức phóng khoáng của TVX; hơn nữa chữ dùng của thể loại PHÚ là HÁN tự … thì giới/người đọc bây giờ có tiếp xúc phải qua khâu dịch cùng  chuyển ngữ. Điểm nữa, tính thời điểm hay sự phát triển của các hình thái xã hội, khoa học … có những loại theo xoắn ốc, tức phát triển và vận động từ nguồn gốc cũ hay cổ xưa. Song TVX tiếng Việt ( chữ La tinh) thì không nói … nguồn tổ tiên nó là Phú mà nghe hay chấp nhận được!
Nói bóng dáng … thôi cũng không ổn. Chính lập luận cuối đoạn trích trên, ông NVD xác định sự hình thành TVX Việt từ nguồn thơ tượng trưng và thơ siêu thực của phương Tây, ảnh hưởng mạnh từ tiếng/thơ Pháp là chủ yếu chính nhờ lớp nhà thơ của trào thơ mới 30-45.

Lập luận của ông NVD, điểm thứ hai có xuất phát từ định nghĩa TVX là thơ không vần. Định nghĩa này chưa thật ổn vì khái niệm TVX hay chính thể loại TVX Việt  chưa hoàn thành, theo AT tôi. (** Xin xem thêm Luận văn Tiến sĩ “Đặc trưng Thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại”của tác giả Nguyễn Thị Chính, viết năm 2016). Và thực tế thì có không ít bài TVX vần rất chặt. Ở nhiều hơn số bài TVX khác, thì do cách tạo nhịp đưa ý câu/đoạn trong thơ VX không thành dòng mà vần “chạy” khá khác biệt , so ngay với thể thơ tự do “cha chú” của nó chớ đừng nói gì đến thơ truyền thống, thơ mới nhiều khác biệt. Không vần, sao gọi THƠ văn xuôi?

2. Còn đây là khoản không nên lạm bàn. Trong đoạn chú bài CC TVX (3) … có hai chữ có thể. Có thể tìm thấy tổ tiên xa … Người viết đã không chắc chắn điều mình muốn nói thì … thôi vậy! 

------ ( lại) Chú thích -----

(*) Link để đọc bài của TG Nguyễn Văn Dân : http://toquoc.vn/van-chuong-va-du-luan/tho-van-xuoi-tiem-nang-va-trien-vong-105789.html

(**) http://hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1141/NOIDUNGLA.pdf

0 Comments:

Post a Comment

<< Home