tholeanhthu

Saturday, May 30, 2020

THƠ CỦA NGÀY

Thơ của ngày : khi tổ chức và đăng bài tại Blog này, AT tôi mở mới mục thơ của ngày. Dùng để đăng tải thơ mới viết trong ngày; hay xử lý số bài thơ viết ... không đưa vào tập thơ "Bài ca cuộc sống", của thời điểm năm 1999-200x đó.
Nay có tập hợp này để .. lập ý và chuẩn bị loạt sáng tác mới. Phần thơ ... hàng ngày năm 2020.




Quyết

Sáng thể dục

Mở máy viết một bài

Của ngày.

posted by Lê Anh ThU @ 7:06 AM T10.2006


Ra ga
Đi taxi ra ga
Xe gọi bằng điện thoại
Ra ga = điện thoại.

Chuyến Sài Gòn Nha Trang
Tàu chạy giờ định trước
Nửa giờ cuộc đuổi bắt
Ra ga = nửa giờ.

Xe chạy anh lái trẻ
Còi ấn vô lăng bẻ
Đường hẹp, người với xe
Đông nghẹt ruột lửa cháy
Ra ga = lấn trái

Đường nếu không phải trái
Xe nếu không người lái
Điện thoại người không nghe
Nửa giờ không còn đủ
Sài Gòn không rời tôi
Nha Trang tàu không tôi !

Mà như không cả em
Tôi đi với ai ?
Tôi đi làm chi ?
Ra ga = em.


Ba dòng dưới bom
Dưới bom
Đất cát vụn bay thịt xương tung tóe
Máu người nhòe đỏ …

Dưới bom
Đàn bà con trẻ tròng mắt đỏ hoe
Nghẹn thắt nỗi đau gan ruột

Dưới bom
Trò chơi lập trình chặt chẽ
Thần chết vồ người n lần vẫn tốt.

Dưới bom
Một tộc người ý chí bền chặt
Không khuất phục đã là chiến thắng.

Dưới bom
Ba dòng thơ vỡ theo sau chớp lóe
Rợn ghê bản mặt chiến tranh.

Lê Anh Thu


Saturday, May 23, 2020

Thơ ĐI CÂU.

 
Đi câu.
Lê Anh Thu
( tặng Trí, tặng Huyền).

Móc bóng mình rồi quẳng xuống ao
Ngồi dõi mắt, nín hơi đến nao lòng não ruột.
( Công việc bộn bề tưởng quên là được).
( Bị đi câu mà không thể chơi lâu).
Bị đi chơi mà không được câu lâu !.

Hết rê phải lại dời cần sang trái
Đây chỗ mát râm này nơi nước chảy.
Cá ơi !
Mày ở cạn  hay ở sâu
Sao lâu mày không ăn câu.

Cá ơi,
Mày chơi nhởi những đẩu đầu đâu
Tao chờ mày đã lẩu lầu lâu ...

Tao câu mày hay mày câu tao ?

Mày câu tao
Mày đớp vỡ bóng tao
Mày dìm kéo mất phao.
Tao câu mày
Ngồi mỏi chân tao
Khòm chỏi mông tao ...

Cá ơi,
Mày ở dưới ao (hẳn thôi ).
Tao là tao thấy rồi !
Thấy ngang trời một đám mây trôi
Thấy mồm mép mày bọt sủi tăm sôi ...

A!
Tôi giật té ngửa tôi
Rồi sấp người
Chộp ngang một tiếng reo.

28.4.2000
Lê Anh Thu
Số lần đọc: 1978
Ngày đăng: 01.04.2006

Saturday, May 16, 2020

KHÚC THỤY DU, nhạc ...


Thách thức viết ngắn: dân chơi/viết mạng, net ( gọi là writer-net) … không bị câu thúc lượng câu số chữ như dân báo hay văn sĩ. Báo có cột, trang còn truyện “cậy” báo cũng căng khoản chữ.

 Viết net còn lợi thế của khoản copy/paste; sống+thở với thông tin không chỉ nhiều mà còn liên tục thêm mới. Bài viết luôn trong trạng thái thiếu này nọ, cần thêm kia và đó nữa … Rồi còn chèn biểu mẫu, ảnh minh họa ..v…v.. Không ít người sẵn sàng livestream cả giờ đồng hồ hay ½ buổi … bất chấ
p thời gian vó ngựa cùng khớp cổ khớp hông kêu khổ với mỏi quá cha cha.
Chỉ duy nhất người đọc là muốn thấy bài nên ngắn. Viết ngắn vì thế là một thách thức thực sự gian truân giới writer-net..

KHÚC THỤY DU, nhạc .... (327 chữ).

Tôi đoan chắc người ta biết Khúc Thụy du ( tắt KTD) bài hát . Nhiều hơn lượng người biết hay thuộc KTD thơ: bài 2 đoạn tổng 74 câu (thể) thơ năm chữ.
Sẽ có người “cười”, cho là thừa vì nhạc có giai điệu, khúc thức … luôn gợi nhớ tốt hơn thơ dẫu đẹp vần giàu điệu. Nhạc hay bài hát lại ngắn ( năm khổ thơ sáu câu 30 chữ) , chỉ “lẫy” hay lọc những gì tinh túy nhất của thơ.

Song KTD của nhạc sĩ Anh Bằng HAY, có sức sống riêng của nó còn bởi những sáng tạo. Khổ 4 câu kết (*) bài hát là một. Đoạn hai câu “cắt đứt cuộc tình đầu/ Thụy bây giờ về đâu” cùng được viết mới. Đáng lưu tâm hơn cả : người nhạc đã “sửa” và thay một hai chữ, đặc biệt trong câu này: Thụy ơi và tình ơi.

Du tử lê khi viết : Thụy ơi và Thụy ơi ( bài thơ có 2 câu này) thì việc gọi hay ghép được tên người yêu vào tác phẩm thơ đã là một sáng tạo. Thường người ta chỉ gọi Chúa trời, Phật bà hay mẹ cha … thôi. Và Thụy chẳng đã là một trong ba chữ rút lên, làm tựa bài thơ. Song rõ ràng Thụy ơi tiếp nối hay cuối câu nói đó không ám ảnh cùng trì nặng bằng tình ơi! ( nhạc cũng có hai câu :Thụy ơi và tình ơi).

Điểm chỉ được cái hay, xuất sắc của nhạc sẽ giúp người xử lý ca khúc khi hát chọn lựa tốt những khúc “nhấn nhá” hay làm cái kết bài nghe "rù quến" hơn.

---------Chú thích bài viết ---------
(Thụy bây giờ về đâu )
(*) Anh là chim bói cá / Em là bóng trăng ngà / Chỉ cách một mặt hồ / mà muôn trùng chia xa.

Friday, May 15, 2020

THƯƠNG LẮM TÓC DÀI ƠI!


Ảnh: Cha con hôm chia tay chụp ở Sân bay Tân Sơn Nhất. Con trai nay cũng xong khóa học, kịp về trước time D. cấm bay giữa hai nước Sing/Việt...

 
Đọc à hiểu à nghĩ à Viết … là cây “tư duy Ý” AT tôi dùng chủ yếu lâu nay. Nói lâu, nhưng chắc chỉ rõ rệt cho quãng viết gần 5 năm nay của tay Writer-net này thôi.  Không chỉ các đề tài dùng cho bài viết lĩnh vực Chứng khoán, văn chương đăng trang mạng Facebook; mà cả đời sống, thông tin … cũng được soi chiếu cùng góc nhìn lẫn xử lý trên đây. Kỳ thực, giải cấu trúc ấy quy nạp từ đầu vào ( 2 giai đoạn đầu : đọc hiểu) hay bước tìm kiếm, phân tích các dữ liệu có được … đến ( 2 giai đoạn cuối : hiểu viết ) bằng bước tổng hợp + lượng giá,  làm thành đầu ra hay phương hướng hành động trong cuộc sống.

CÂU CHUYỆN TUẦN NÀY : Thương Lắm Tóc Dài Ơi!

Việc sau giờ làm, cuối một ngày của tôi, là một chuyến xe đi từ Q8 ra Bình Triệu và trở về. Khi không nghĩ ngợi gì thì tôi hay hát thầm. Quãng từ tháng 3 năm này, khi tiễn ông con trai nhà đi học xa thì không dưng bài “Thương lắm ...” này lại nằm đầu môi, nhẩm hát suốt 2 lượt đi về.

AT tôi nghe bài hát từ rất lâu. Trọn một chương trình Tiếng hát Ngọc Tân. Nhờ bạn bè sang lại băng Casset.Thời này “thịnh hành” chỉ có nghe máy băng Sony còn hình thì xem video thôi. Giờ có Google, tìm tơi tới link đang nghe và giới thiệu a/e Group Vinabull/ FACEBOOK cùng thưởng thức : phuquang.org với giọng ca Mỹ Hạnh. Đàn ở bài hát này hình như thuần mỗi piano. Tôi nói thế vì khả năng nghe … hay thẩm âm không “sáng/đẹp” lắm! Kỳ thực thì bài “Thương lắm …” này có trên mười ca sĩ tên tuổi ra MV, đĩa CD phát trên trên kênh Youtube …

Google còn cả kho chuyện từ những bài viết, phỏng vấn liên quan … đến nhạc sĩ, bài hát …vv.v.. Yên tâm nhá. AT tôi tìm đọc và sẽ trao đổi hầu chuyện bạn đọc theo cây tư duy Ý đã mở đầu bài viết này.

1. Câu chuyện ra đời của bài hát này :

“Thương lắm tóc dài ơi” được tôi ( Nhạc sĩ Phú Quang kể) sáng tác rất nhanh. Chuyện là năm đó con tôi đủ điều kiện đạt học bổng sang Nga du học, thế nhưng các suất học bổng thì trên Bộ lại cho mất rồi, trong đó cho mấy người đã không còn ở trong Nhạc Viện nữa. Thế là dù phía Bộ Văn hóa Nga đích thân gửi công hàm về, cháu cũng chỉ được sang đó học theo diện tự túc chi phí. Xin học bổng không được, khó khăn quá, vợ cũ mới gọi điện, kể lể và khóc như mưa, khiến cho tôi xót xa, thương vợ, thương cho thân phận người phụ nữ quá.

Nhưng cũng không làm gì được nữa.


… Cuối cùng cô ấy đã bỏ hết mọi thứ để sang Nga lo cho con ăn học. Cái nông nỗi “thân cò lặn lội”, cả đời hy sinh cho con, mà cuối cùng bị “dòng đời đục trong” lừa dối khiến cho ngôn từ cứ bần bật chảy: "Mưa vẫn giăng đầy trên triền sông chiều đông giá rét/ Em vẫn âm thầm đi về đâu để ta thương lắm/ Yếm rách còn ngăn được gió, tình em dang dở, yếm nào che/ Thương lắm tóc dài ơi, cánh chim chiều đã mỏi/ Ta hát cho em bỏng rát khúc ca buồn”. Tôi viết không nhiều nhưng cũng đủ để làm ấm lòng cô ấy mỗi khi giai điệu cất lên”.

Ông Phú Quang trả lời loạt bài phỏng vấn này còn cho người đọc chúng ta thấy nhạc sĩ là người kỹ/khó tính. Trong một bài viết, ông “phiền” ca sĩ Ngọc Tân hát sai lời. (… Xem chú thích của bài này, bên dưới ). Đến Thanh Lam, nữ hoàng DIVA còn thú nhận : "Lúc biểu diễn, cháu cứ phải liếc vào trong cánh gà xem chú có nhăn mặt không"… Thời điểm của loạt phỏng vấn này, có nguyên do là hãng đĩa D. tự ý vận động ra một chương trình 12 ca khúc của ông, với giọng ca Ngọc Tân ( chắc anh em ngta thu lại casset từ đĩa nhạc này đó, vì nghe lại trên nhaccuatui.com bài Ngọc Tân hát rất giống ngày xưa AT tôi đã từng nghe) không một lời xin phép tác giả Phú Quang. Đã thế, ngay trên bìa đĩa nhạc còn không cả tên nhạc sĩ mới bự xự “chuyện dữ” luôn!

2. Hát sai lời nhạc, chuyện “xưa lắm Thím à”.

Ai trong chúng ta không từng hát …hò nghen. Chuyện hát thầm không bàn, vì không ai nghe để bắt “giò” sai đúng hay dở gì hết. Song một khi thu chương trình băng đĩa hay trình diễn trên sân khấu có thu tiền hay bán vé …v..v thì rõ là chuyện rất khác. Tác quyền là khoản làm nên nỗi bức xúc mà Phú Quang, kề sau đó “làm to tát” lên chuyện ca sĩ hát sai lời nhạc.

Thực tế thì … việc sửa lời bài hát là chuyện “lâu nay mà Thím”. Nhiều bài được hát thay anh thành em hay ngược lại … vì bởi nhạc sĩ viết cho nữ mà người hát là nam. Phần nữa, khoảng cách địa lý xa, đa phần giới ca sĩ chỉ nghe từ đài/băng rồi “cover” lại nên mức độ sai lệch lời ca khó tránh khỏi. Chia sẻ từ một cô bạn từng học trường QG âm nhạc : cả lớp hàng chục tên chỉ có một bạn làm tốt nhất việc ký âm lại … bài nhạc nghe từ băng. Phải có một “tai” nghe cộng não bộ cực tốt mới đạt chuẩn hay 100% … Cho nên, chuyện nghe băng đĩa hát lại một bài hát luôn dễ sai lệch, không chỉ lời ca mà nhiều khi cả nhạc nữa.

Mà thôi, sự khăn khó của Phú Quang như AT tôi trình bày là do bởi bối cảnh hay câu chuyện “đạo” nhạc ra dĩa bán thu tiền mà không trao đổi hay trả tác quyền kia. Còn sai lời, WEB đã dẫn trên cũng có nhiều bài, nhiều người hát ca khúc ông … trớt quớt với lời “chính thống” tại Web Phuquang.org. Chỉ một câu/lời nhạc này là thấy sự khó cho người hát nhạc Phú Quang lắm nà: “ … mái ngói son yêu …” ( bài “Em ơi, Hà nội phố” không ít người hát “ra” mái ngói xô nghiêng đó).

3.

Vì Ông Phú Quang “nói” khá gay gắt với ca sĩ Ngọc Tân ( chuyện cũ, Ngọc Tân thì cũng đã mất rồi –T9.2004), song sẽ thật không công bằng với một chỗ Ngọc Tân đã “sửa” lời, không hề thấy ông đề cập đến: Mưa vẫn giăng đầy trên triền sông chiều đông giá rét … hát nghe thành … chiều đông giá buốt. Ở trường hợp này, chữ “buốt” đắt hay nghe hợp lý với người Việt Nam hơn rét … rõ ràng luôn.

Như trên đã đề cập, số đông người học hay tập hát nhạc là nghe từ băng đĩa … Bây giờ nhiều hơn là nhờ kênh karaoke. Ngoài chất giọng, thì số đông kênh Karaoke này “đi” chung nhịp điệu và tiết tấu của chương trình. Ít hơn là số người hát có được chuẩn mực cần thiết, cùng khả năng sử dụng một vài loại nhạc cụ để nghe luyện đúng cao độ, nhịp điệu lẫn tiết tấu của bài hát … Phần “thẩm” nhạc tốt, mới nói đến lời ca ( ca từ).

Đến phòng thu âm, in ra đĩa lại cần thêm khả năng … phối  âm phối khí. Một khâu cần hay phải có đào tạo chuyên sâu hơn. Rồi ra một sản phẩm như MV thì có sự đầu tư hay góp sức của không ít các lĩnh vực khác nữa : phim ảnh, đạo diễn, múa ..v..v…

Trở lại với bài “Thương lắm tóc dài ơi”, cá nhân tôi lại không thấy thích lắm bản phối Ngọc Tân đã dùng ( cố nhạc sĩ Quang Lý cũng hát cùng bản phối này!). Đàn mộc piano của Web Phuquang.org nghe chân thực, phần tiết tấu chậm giúp cảm xúc lắng đọng tốt hơn! Tấn Minh trong chương trình Giai điệu Phương Nam, đài TH Cần Thơ … Ca sĩ Ngô Quang Vinh ( Album “Lớn lên cùng Hà Nội”) với phong cách Acoustic (là một kiểu trình diễn âm nhạc với các nhạc cụ như guitar, trống cajon… mà không cần đến các thiết bị điện tử) nghe khá Ok.Ca sĩ Ngọc Anh chuyên trị nhạc Phú Quang, phần bài hát này không “ngọt” lắm so với số bài khác. NSUT Doãn Tần nghe lại hơi “sáo” bởi ngắt hai chữ một ông lặp ở khá nhiều ca khúc khác.

Nhưng bài này vốn dĩ ca sĩ NAM hát thì hợp hơn. Và khi tôi hát bởi nỗi nhớ con ( lần đầu đi học xa ), và thương xót với những lo toan của vợ nhà … ( nhẫm bài trên đường chạy xe) tôi lại có lời ca cho đoạn kết bài hát, của riêng mình :

"Mưa vẫn giăng đầy trên triền sông chiều đông giá buốt/ Em vẫn âm thầm đi về đâu để ta thương lắm/ “Áo” rách còn ngăn được gió, dài đêm “trăn trở”, “áo” nào được khô/ Thương lắm tóc dài ơi, cánh chim chiều đã mỏi/ Ba hát con nghe khúc hát ruột mềm”.

---- Chú thích của bài/người viết ----

- Link đã nói trên :
- Tôi chúa ghét bị hát sai nhạc, sai lời. Trước đây, ca sĩ Ngọc Tân thường nhầm lời của tôi. Bài Hà Nội ngày trở về có câu: "Vội vã trở về, vội vã ra đi/ Chẳng thể nào qua hết từng con phố". Ông ấy hát thành: "Vội vã trở về, vội vã ra đi/ Chẳng thể nào qua hết một con phố". Bài Thương lắm tóc dài ơi có câu: "Thương lắm, thương lắm tóc dài ơi/ Một mình lênh đênh dòng đời đục trong". Ngọc Tân hát: "Thương lắm, thương lắm tóc dài ơi /Một đời lênh đênh, một đời đục trong". Tôi nói thẳng: "Tôi ca ngợi người phụ nữ bất hạnh. Ông hát thế khác nào ca ngợi cô gái làng chơi hoàn lương. Tôi đề nghị ông học đúng lời, nếu không thì đừng hát nữa". Ca từ của tôi vốn cầu kỳ, vì thế, album nào của tôi cũng kèm sách in lời bài hát.

BÔNG HIẾU


Bông Hiếu 
Công Văn Lê
  (nick Facebook của AT tôi). Bài viết đăng tường FACE khi v/v đạo thơ "ồn ào" với kiện tụng pháp đình. Bốn tỉ ... Nay thì đã lắng ... rồi!

Cho con gánh Mẹ một lần
Cả đời Mẹ đã tảo tần gánh Con
Cho Con gánh Mẹ đầu non
Cả lòng Mẹ đã sắt son ( gánh con) biển trời
Ngày xưa Mẹ gánh à ơi !
Con xin gánh lại những lời Mẹ ru
Đường đời sương gió mịt mù
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan
Để con gánh….Mẹ đừng can
Sợ khi Mẹ mất…Muộn màng gánh ai
Cho con gánh cả tháng dài
Gánh qua năm rộng ( ròng) những ngày đắng cay
Cho Con gánh cả đôi vai
Thân cò lặn lội sớm mai thân (vai) gầy
Mẹ già lá sắp ….Xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao ?
Mẹ ơi ! Sóng biển dạt dào
Con sao gánh hết công lao một đời
Bông hồng cài áo có ( đúng) nơi
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la
Cho con gánh lại Mẹ già
Để sau người gánh…Chính là con Con
Còn trời , còn nước , còn non
Con xin gánh Mẹ cho tròn phận Con.”
Trên là bài thơ “Gánh mẹ” của Trương Minh Nhật ( gọi sau đây là Ông Nhật) và phần ca từ Quách Beem (cũng thế, gọi bạn Quách) dùng có bốn ngoặc (…), để chỉ những điểm khác nhau trong thơ và ca từ bài nhạc. Anh Thu ( tắt AT) tôi chú rõ ngay trong cùng văn bản thơ. Bài hát không dùng hai câu cuối của bài thơ; dùng mười câu ngay trên đó làm điệp khúc, tức hát lại một lần nữa cho một trong hai lượt trình bày chung.
Link nghe bài hát do Tô Lâm trình bày :
https://www.nhaccuatui.com/…/ganh-me-to-lam.mqKfmZrv4xw8.ht…

2. Không cần phải dông dài, khoản chữ nghĩa cùng tuổi tác thì AT tôi có “lượng định” ông Nhật tốt hay Ok hơn bạn Quách. Thế nên khi khảo sát cả bốn ngoặc bạn Quách dùng thì ( gánh con) không hợp nghĩa; ngoặc (ròng) không hợp lý với chữ dài trong tháng dài câu trên. Ngoặc (vai) sai hay nhạc sĩ nghiêng về “chạy” vần. Ngoặc cuối (đúng) tạm ổn, tức thay thế hay chỉnh sửa không nhiều ý nghĩa.

3. Khi AT tôi chia sẻ bài thơ trong box chat chung của Group Vinabull, đã có bạn đọc cho xác nhận “ Gánh mẹ” là bài thơ HAY. Không nói vần điệu thì nhạc tính của bài thơ rất tốt. Không bạn Quách làm nhạc, AT tôi nghĩ … chắc cũng sẽ có người nhạc khác nữa phổ thơ thôi!
Nhưng khi AT tôi đặt câu hỏi cho BOX : thơ HAY làm sao. Không dễ, nếu người đọc không có yêu cầu cao hơn : VIẾT. Một cảm nhận hay bình thơ để viết được cần có những hiểu biết tốt hơn nữa về thơ, nghề thơ …
Khi AT tôi gõ hai chữ bông Hiếu … và cắc cớ hỏi chung : Ai biết màu sắc và hình dáng của cây bông này? Kề đó, tôi nhắc người đọc box về trường hợp lá Diêu Bông không có thực trong bài thơ “Lá Diêu Bông” của nhà thơ Hoàng Cầm thì nhiều người đã có thể thấy ra sắc trắng của hoa hồng cài ngực áo những người mất mẹ trong ngày lễ Vu lan tạ ơn bậc sinh thành rằm tháng 7 hàng năm.
Nếu người thơ , nói trong bài này là Ông Nhật sai sót khi không gõ H hoa cho chữ hiếu, thì là một đáng tiếc ghê lắm à nghe! Còn người nhạc, bạn Quách Beem trong vai trò người sáng tạo không nhận biết hay cũng lặp lại cùng một sai sót là chuyện rõ ràng xưa nay hiếm … Bởi bông Hiếu là một chữ THƠ rất đắt mang giá trị sáng tạo cao đẹp nhất của một nghề xưa nay vẫn được gọi là nghề chữ nghĩa: làm THƠ.

Thử thách "NGẮN".


AT: Lâu không  post Blog này. Chứ ko hẳn lâu không viết gì nghen. Xem thời gian thì chỉ đã hơn một năm lẻ, blog "đói" bài. Quá nữa thì "chàng ta" ngủm mất.

Thử thách ngắn ... viết lâu, gần như cùng time với "thằng Bờm" đó chứ, chỉ mới được hoàn thiện và post Tháng 4 rồi trên FACE tôi. Giới thiệu đây/nay nhé.



Thử thách : NGẮN.

Trong các thể tài của báo chí, thì tin vắn có dung lượng nhỏ hay luôn có độ dài là ngắn nhất. Tin tường thuật … thì độ dài tùy vào vụ việc. VD set tennis ( 3 hay 5 ván), trận bóng đá ( 2 hiệp đấu…), hay ngày họp Quốc hội ( sáng, chiều…). Trong mảng tít tựa, đòi hỏi ngắn là tiên quyết. Nhiều tin vắn không cả tít tựa mà chỉ ghép vô “chuyên mục” là được. Chỉ gần đây, chúng ta mới thấy tít tựa nhiều tin/bài viết trên mạng “dài quá cọng bún”, lây lan “cúm nCoV” sang làng báo giấy. Thể loại bài viết thì mẫu là ngắn. Rõ rồi, nếu so với bài. Tùy báo cụ thể thì phóng viên là người nộp bài, biên tập là người viết hay sửa bài và BTV ở tòa soạn sẽ quyết mức/mực ngắn khi lên khuôn/cột báo. Thể loại tin truyền hình thì dung lượng tính bằng số phút. Clip có thể nghĩ/tin là ngắn hơn một đoạn Video. Trang mạng xã hội mạnh ở chia sẻ nhóm thì livestream ngắn sẽ được chú ý nhiều hơn khi dung lượng còn ở mực phút chứ chưa vượt quá một giờ= 60 phút. Bước sang lĩnh vực văn chương thì thơ ngắn hơn văn. Thể loại nghiêm ngặt về lượng câu trong bài hay số chữ ở một câu. Ta thấy có thơ 1 câu, 2 Kâu ( chữ của nhà thơ Lê Đạt); thơ HaiKu ( Nhật) là 3 câu tổng bài chỉ 17 âm tiết và biến thể mới : thơ ba dòng Việt. Thơ Trung Quốc có tứ tuyệt 4 câu ( thường thể tài này có 7 chữ trong một câu/ bài không quá 28 chữ). Mảng văn thì có tản văn; viết ngắn tầm 300-500 chữ. Ngắn tầm này gởi báo khả năng đăng tốt đó. Truyện ngắn mini; truyện cười dân gian từ một đến vài trăm chữ là có. Có cuộc thi truyện ngắn 1k; 1,2k chữ … kéo dài hàng năm trời khá thu hút người viết. Truyện vẫn được gọi là ngắn có khi đăng 2 kỳ báo dài trên 5k chữ. “Cánh đồng bất tận”của Nguyễn Ngọc Tư đăng hai kỳ báo Văn nghệ TW là truyện ngắn có 16,5 k words hà hà.Truyện dài thì ngắn củn kiểu của Nguyễn Huy Thiệp số trang in sách đã hơn một trăm lẻ … Tiểu thuyết tầm 200-300 trang sách in có thể xếp hàng ngắn của “mini Jupe” được.

2.Trong v/v 39 người Việt chết trong container năm rồi : Hai bài hát được cộng đồng mạng nghe nhiều là Bài “Chiều đông Matxcova” của Phú Quang ngắn hơn bài “Nước ngoài” của Phan Mạnh Quỳnh ( bài gồm 13 khổ 4 câu: đếm bằng Word Count tổng 302 từ...). Lời bài hát: Chiều đông Matxcơva. Phú Quang.
Từng bông tuyết/ nhẹ rơi
Buổi chiều đông giá/ trắng trong hồn tôi
Niềm cô đơn/ lẻ loi
Khi chiều trùm lên/ bóng em nhỏ nhoi.
Về đây hỡi người ơi
Để hàng bạch dương xót xa chờ mong
Cánh chim chiều đông/ lặng lẽ - âm thầm.
[ĐK:] Xin em, xin em, xin em.
Thêm một lần nữa
Dù vẫn biết/ mai là giã từ
Mai đây khi trong xa xôi, trong niềm thương nhớ
Còn đâu nữa/ những phút giây này.

Xin em, xin em, xin em. 
Thêm một lần nữa
Dù vẫn biết mai là giã từ
Mai đây khi trong xa xôi, xin người hãy nhớ
Dẫu tình yêu/ là những cơn mơ.

Rõ ràng quá. Ngắn không chỉ ở lượng số con chữ dùng. Mặt thể loại tự nó đã can dự vào độ ngắn dài của phần lời hai ca khúc nói đây. Tự sự của Phan Mạnh Quỳnh dẫn dắt hay mạch kể câu chuyện nó là thế. Song điểm nhấn một ca khúc chính là ĐIỆP khúc. Không chỉ lặp lại đoạn bốn câu hát này, cùng một giai điệu “bắt tai” nhất/bài, Phú Quang còn lặp hai lượt ba lần XIN EM … rất gợi tình. Hơn thế, lời bài hát “Chiều đông Matxcova” còn dụng “thơ” – lối nói bằng hình ảnh – những bông tuyết, hàng bạch dương, cánh chim chiều đông … vừa ngắn vừa đánh động tốt cảm xúc “cô lẻ của nhân vật” đến tai người nghe "găm" cả vào đầu người hát nhạc.

3. Cư dân hay cộng đồng mạng ( tắt CĐM) chúng ta ngày nay, làm chủ không chỉ một tài khoản mà còn có nhu cầu “mần” Reply hay comment, phần nào nữa là topic … Ngoài nhu cầu một cá nhân, tài khoản mạng còn là nơi thể hiện quan điểm sống cùng tâm tư tâm trạng tâm tình khá riêng biệt. Re, còm hay topic ngắn mà vẫn súc tích, giàu có hàm lượng thông tin, tri/kiến thức … lại lắm chiêu nhiều trò thu hút thì sẽ làm nên “sức sống” hay nét đẹp cho chủ nhân. Chưa thấy Google bày cho phương cách làm Re với mở topic HAY. Cách tốt nhất vẫn là “đọc+học” trực tiếp CĐM. Luôn đào sâu, suy nghĩ. Vận dụng cần có mực sáng tạo nhất định … Chú tâm với rèn luyện lâu ngày tất sẽ có được tay nghề hay rồi vượt qua thử thách NGẮN đặt để trên đây thôi.