tholeanhthu

Wednesday, September 02, 2020

TỪ ĐÂU THƠ ĐẾN.

TỪ ĐÂU THƠ ĐẾN.
( Không là game / THƠ / Những games!).

1. Ba dòng này là một góc nhìn, không hẳn mới mẻ nhưng đoan chắc nhiều thú vị. Thơ có nhiều thành tố : vần điệu, nhạc tính, thi ảnh … Thể loại cũng không ít : tứ tuyệt, lục bát, thơ tự do… Hay ta phân thế này: thơ cổ, thơ truyền thống, thơ hiện đại. Hình thức, tân hình thức. Thơ có vần chặt chẽ, thêm loại thơ ít vần, thơ nối vận đến cả thơ không vần… Cấu trúc thì ngoài câu hay dòng, khổ cùng đoạn và bài thơ cũng thật đa dạng. Thơ cách dòng lâu nay vẫn thấy, quen thuộc đến thơ (trình bày như) văn xuôi ... Đấy là chúng ta chưa đề cập đến trường ca, một thể tài sung mãn của những thập niên cuối thế kỷ trước …

Game có nhiều level. Hệt chương,hồi để triển khai cuộc chuyện một tác phẩm nói chung. Thơ có thơ liên kế, bài hai nối tiếp bài một, có chùm thơ ba năm bảy bài và có tập thơ hàng chục đến trên trăm bài thơ lẻ.

 Từ đâu mà thơ đến? Hãy thử bắt đầu với những con chữ. Vần điệu, câu khổ thơ ... "chơi" tuốt luốt. Rất nhiều người, nhiều bài thơ được làm hay hình thành từ một cuộc chơi thơ … Kỳ khu hơn, nhà thơ Lê Đạt thì tự nhận mình là một PHU chữ." Thơ làm khổ tôi hay tôi làm khổ thơ".

2. Sách “Thơ đến từ đâu”, một nguồn chính AT tôi cậy+dùng khi “mần” loạt bài này. Trong dự định nhá. Những cuộc chuyện trò thơ, hay trao đổi thơ giữa Nguyễn Đức Tùng ( tắt từ đây: Ô. Tùng) và 21 nhà thơ khác, cả trong nước và ở nước ngoài. Time sách thực hiện ½ cuối thập niên 2000. Sắp xếp hay biên tập sách này, theo ABC tên nhà thơ chia sẻ cùng Ô.Tùng. Nội dung các bài viết có thể giúp người đọc chúng ta đoán định: gặp gỡ trực tiếp và chỉnh sửa hay hoàn thiện qua trao đổi nhiều lượt bằng email.
Nguyễn Thị Hoàng Bắc ( tắt N.T.H.Bắc), tác giả nữ người gốc Huế, hiện sống ở Mỹ là cái tên đầu tiên.

3. Lướt qua bài “Nghinh hôn” của N.T.H Bắc mà Ô. Tùng dùng làm đề dẫn thì bài thơ “Ngọn cỏ” ( 15 câu in trang 24, sách đã dẫn) lại “bùng nỗ” chiếm gần ¼ tổng bài. AT tôi đưa link của bài này trong phần chú thích bên dưới, dám phiền bạn đọc (nhanh) trước khi tiếp bài đây. Xem chú (1). Time ra đời của bài “Ngọn cỏ” mà Ô. Tùng xác nhận: viết táo bạo lắm. Đã có người sổ sàng, gọi nó: thơ đi đáy. Hay N.T.H. Bắc “đáy ra thơ”. Nó được dịch ra tiếng Anh, khen chê hay dư luận khá ỒN ÀO trong văn giới ( trên mạng nhiều hơn). Một cuộc chơi, không hơn không kém mà thu được kết quả thế … cũng là đáng để vui lắm chứ! Song “Ngọn cỏ” lại được một nhà bình thơ: thơ “nữ quyền” … thì lại là nói “khái” quá đáng ha! Có ai, một chính khách độc tài hay nhà nước nào cấm người nữ tiểu tiện bao giờ mà phải giành lại + đòi giải phóng cho họ chứ! Xem chú (2). Nhiều bài thơ bắt đầu từ ý nghĩ : chưa ai viết thì mình thử viết. Đây đề cập những người cùng thời, bạn bè văn giới nói chung. Chứ time này thì liệu có tí ti khía cạnh, lĩnh vực nào mà thiên hạ chưa viết hay đề cập tới đâu nhỉ. Thơ văn là sản phẩm của sáng tạo mờ. Nếu như không muốn nói sáng tạo là một đỉnh cao cần hướng đến.
3+1 Pi eo ( đọc là phụ lục nha, từ loạt bài này nhá) TAY NẮM ĐẤM!
Time “Dịch vật” rảnh rỗi nhiều. Mạng hay các trang tin không cung cấp kịp cho đọc thì AT tôi … lẫy từ sách cũ ( sách này OK cho người lẫn nghề THƠ) kết hợp những “vật vã” lẫn “ồn ả” bao lâu nay, sai đúng chưa được phân định rõ ràng để góp thêm cho người đọc một góc nhìn mới về THƠ. Chỉ là tôi chơi bằng “nắm đấm”, một lựa chọn nhiều gạch đá .. ha há.

Lê Anh ThU.

---- Chú thích của bài viết ------- (1) http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8015&rb=0101 (2) http://inrasara.com/2011/07/15/nguy%E1%BB%85n-th%E1%BB%8B-hoang-b%E1%BA%AFc-ng%E1%BB%8Dn-c%E1%BB%8F/