tholeanhthu

Tuesday, May 08, 2018

LÁ ĐỎ, THƠ và NHẠC ...




LÁ ĐỎ, THƠ NHẠC và …

… GOOGLE. Bài viết này phát sinh trong quá trình Google tìm kiếm phục vụ bài viết về TỨ THƠ, đã có phần một trên mạng ( từ khóa tìm : Tứ thơ Google (1)). Và Lá đỏ, thật lý tưởng cho việc dùng như một ví dụ tốt của tứ thơ. Nó cũng thừa đủ tư liệu cho một bài viết riêng chia sẻ người đọc mạng.

1. LÁ ĐỎ … và nhiều hơn là lá vàng, thường là sắc màu chuyển từ xanh – non của chất diệp lục tố sang, ở Việt Nam ta thấy nhiều vào mùa hanh khô đầu nắng và dữ dội hơn vào cuối tháng tư hàng năm. Nghiên cứu của giới làm khoa học thì đấy là cả một quá trình hàng chục triệu năm của thực vật để tồn tại và phát triển khi đối diện với những biến đổi lớn … từ tiết trời bên ngoài. Trích, có chỉnh sửa ít chữ của Google: “… chất carotenoids, màu vàng+nhạt bảo vệ những lục lạp xanh còn sót lại trong lá. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những cây sinh trưởng ở nơi điều kiện khắc nghiệt, nơi đất nghèo dinh dưỡng, vì nó cho phép chúng có thể duy trì việc sản xuất nhằm tích trữ nhiều hơn các hợp chất hữu cơ cần thiết khi tiết mùa chuyển đổi mạnh. Màu đỏ đến từ anthocyanins mang tới màu sắc đỏ hay tím +đậm cho dâu tây, táo đỏ, mận và cà chua tím”.

THƠ của Nguyễn Đình Thi, viết năm 1974. Khi này tác giả có chuyến vượt Trường Sơn cùng một số nhà thơ khác. Theo lời kể thì đoàn của ông thoát chết … do xe bị bom một cách may mắn và lạ lùng. Anh Thu (tắt AT) tôi thấy có hai cách trình bày bài thơ này. Trọn bài tám dòng, thơ sáu chữ. Duy chỉ câu thứ ba có bảy chữ “ Em đứng bên đường, như quê hương”. Cách hai bài thơ này thấy có chín dòng, ngắt nhịp 4/3 đúng câu thứ ba bảy chữ nêu trên. Ta xem bài thơ Lá đỏ, với cách trình bày thứ hai :

“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường
Như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn”.


NHẠC của Hoàng Hiệp, AT tôi nghe nhiều ca sĩ hát thì chỉ thích mỗi nghệ sĩ ưu tú Tạ Minh Tâm. Có thể phần “phối” nhạc và giọng ca trầm, hơi/khí lực của người này giúp ca khúc nghe hùng hồn mạnh mẽ hẳn những người hát khác. Link tình cờ khi tìm trên google (https://www.youtube.com/watch?v=Shy3NkirNvI) còn cho thấy Hoàng Hiệp là người có rất nhiều tác phẩm phổ thơ (*1) nha.

 --- Chú (*1) : cách gọi phổ thơ AT tôi nghe quen, ngỡ nó “chạy” từ chữ phỏng ( theo ) thơ ở một số trường hợp người nhạc không lấy ( gần) hết ý tứ bài thơ. Thế nên rất bất ngờ khi anh con trai ở nhà “chỉnh”: phổ nhạc mới đúng. Nhạc sĩ phổ thơ thành nhạc. Ý kiến này đúng là nói phổ nhạc chuẩn hơn, nhưng cách dùng tiếng Việt bấy lâu nay nói phổ thơ người ta cũng hiểu.

2. LÁ ĐỎ … là tứ ( của bài ) thơ. Khởi đầu nó là một hình ảnh chiếc lá bé nhỏ, nhờ sức gợi của sắc màu ( đỏ) ấy cộng lượng số nhiều ở rừng mùa khô, trong gió lồng bay … mà đẩy liên tưởng của người đọc đixa/lêncao hơn : màu cờ - màu máu - người lính - bước hành quân - chiến đấu - gian khổ+hy sinh - quê hương/đất nước.

THƠ gọn, chặt. Khoảng cách giữa các hàngchữ/dòngthơ không thinh lặng mà “ám”nặng. Sự thay đổi trong ngắt chữ/câu thơ: hai/bốn; bốn/hai và ba/ba chữ … trong đó nhịp ngắt ba/ba kết mỗi phần chia hai đoạn của bài thơ vừa câu thúc, vừa bật vỡ thật vững chãi. Nó là sự cộng thêm cho niềm tin cũng là lời hẹn cùng gặp nhau ở đích cuối cùng cuộc chiến dài 30 năm: giữa Sài Gòn.

NHẠC không rõ viết+phát buổi đầu vào thời điểm nào. Ngay nhà thơ cũng chỉ nghe được sau chiến thắng 30.4 năm 1975. Còn nhạc sĩ  Hoàng Hiệp chia sẻ khi bắt gặp bài thơ, cảm xúc ông dâng trào bởi niềm tin chiến thắng và mơ ước được về “tắm” lại dòng sông quê (An Giang) sau hơn hai mươi năm trời xa vắng. Khoảng thời gian không xác định rõ có trước hay sau ngày 30.4.1975. Cả hai tác giả thơ nhạc, Nguyễn Đình Thi và Hoàng Hiệp thì nay đã là người thiên cổ … nên câu trả lời này là của cộng đồng người đọc yêu quý bài thơ và bài hát Lá Đỏ này.

3. LÁ (ĐỎ) …với các chủng loài thực vật có ở Việt Nam thì thật tình là không hoàn toàn đỏ như màu đỏ của cờ của máu ( chỉ lá phong … của vùng ôn đới vào mùa lá thật tuyền đỏ). Cũng như rừng … sao lại lạ (?), với nhà thơ Nguyễn Đình Thi qua chuyến đi dọc Trường Sơn ? Được biết, ông cùng gia đình đã có quãng thời gian sống ở Lào, có thể nói cũng qua không biết bao nhiêu miền đất, cánh rừng … mà vẫn dùng từ lạ trước cảnh rừng vào mùa thay lá.

THƠ “mất” chữ lạ khi phổ nhạc. Có thể người làm nhạc muốn có được hai câu nhạc tương đồng nhau nên đã thay lạ bằng Trường Sơn. Hay chính người nhạc sĩ không (bị) lạ … với cảnh sắc rừng chuyển màu lá. Chỗ này “tám” khơi thôi, nói thêm sẽ thành thày tán …thơ mất. Một đảo ngữ để nhấn: Như quê hương cuối câu ba phần thơ thì sang nhạc vẫn nguyên giá trị “đảo” chữ này. Có điều mạnh mẽ hơn nó nằm ngay đầu câu thứ tư, câu cuối của một đoạn nhạc đầu bài hát ( có hai đoạn nhạc).

NHẠC sĩ “bắt” hay đọc tứ thơ … có phần “xịn” hơn dân làm thơ ? Họ “phổ” nhạc với độ nhạy của ( con) ÂM, VẬN (chữ) bởi một tư chất (riêng của cái giống loài) người nghệ sĩ. Hơn thế, sự sáng tạo sau bước sáng tạo của người làm thơ, người nhạc còn được quyền tung tẩy cùng luyến láy với nhịp điệu câu chữ; bởi khúc thức, câu+đoạn nhạc. Có cả quyền “nhấn” bằng điệp khúc: hát lại nhiều lần khúc mức/đỉnh nhất.
Điệp khúc nói đến là đây:
 “ Chào em, em gái tiền phương. Ơi em gái tiền phương.
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn!
Chào em, em gái tiền phương. Ơi em gái tiền phương.
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn!”.

Đấy là ta còn chưa đề cập đến nhiều loại nhạc cụ, thiết bị điện tử, âm thanh … và hình ảnh khi bài hát được dàn dựng ghi/phát hình lên sóng … mà người đọc thơ không tiếp cận được  như người nghe hát/nhạc chịu ảnh hưởng.

 4. LÁ ĐỎ … có phần lập tứ khá chuẩn. Khởi từ một hình ảnh bé tí, dung dị và đâu cũng thấy đến … ngỡ rất bình thường như lá đó, nối bằng khoảng trắng giữa các dòng thơ: lộng gió – ào ào ( giữa câu 1 và 2) lá đỏ - em đứng ( giữa câu 2 và 3) ; quê hương – vai áo bạc quàng súng trường (giữa câu 3 và 4). Khoảng rỗng giữa hai đoạn câu - gồm bốn dòng thơ- nối … tới đoàn quân, đi vội vã; nối tuyến hai với chiến trận qua nhòa trời lửa. TRẮNG cùng RỖNG sẽ không còn ý nghĩa gì, nếu nhà thơ không kết nối được TRAI ( người lính/đi) với GÁI bằng một lời hẹn vào niềm tin tất thắng: gặp lại giữa Sài gòn. Cái ý, cái tình ngỡ bâng quơ giữa đường/rừng ấy trở nên gắn kết, rõ ràng hơn trong một câu hẹn ước: GIỮA SÀI GÒN. Không có sự động viên nào trọn vẹn và giàu ý nghĩa cách mạng với người ra trận hơn được như thế! Nhất là ở/rơi đúng/cận  thời điểm … của ngày 30.4 lịch sử.

THƠ đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội, khoảng năm 1974 đầu 1975 ( không được Google giúp xác định). Và rõ ràng, với Hoàng Hiệp thì thơ có được cảm nhận xuất sắc hơn Nguyễn Đình Thi, người đã sáng tạo ra phần thơ Lá đỏ.  Phần Cảm/bình thơ trên Google ( người viết LKM và báo Văn nghệ của Hội NVVN đã đăng đó) có điểm chưa ổn. Đó là còn lẫn lộn thơ nhạc, vì khi này rõ ràng phần đời nhạc của Lá đỏ sau khi được thu phát trên sóng … đã át mất phần đời thơ. Và hình thức câu/thể thơ sáu chữ không làm nên nhịp bước quân hành (*4) … của Lá đỏ. ( AT tôi có thể chỉ dẫn đến bài Quê hương, thơ Đỗ Trung Quân, nhạc Giáp Văn Thạch, là … bác bỏ cái gọi là ưu thế của thể thơ sáu chữ đi cùng sự chắc bền hay bước quân đi dồn dập).

--- Chú : (*4)“Về nhịp điệu: Trong 8 câu thơ có 7 câu là thể lục ngôn ( 6 âm tiết) vì vậy về cơ bản là nhịp điệu của bước chân hành quân dồn dập, vững bền, chắc khoẻ”. Trích Blog LKM. 

NHẠC có cấu trúc song song, bài hai đoạn A-A’. Mỗi đoạn lại chia hai bằng hai câu nhạc, phần đầu “hệt” nhau, chỉ khác nửa cuối mỗi đoạn/bài trong đó nửa đoạn sau được đẩy/lấy làm điệp khúc ( đã dẫn trên). Và, “tứ” thơ đã được nhạc sĩ “láy” và thêm phần gần gũi, thân thương hơn bởi từ ƠI, em gái tiền phương …với nhịp ngắt từ 2/4 câu trước đó thành ¼ để “thúc” lại nhịp 3/3 chủ đạo kết thúc bài, như đã đề cập phần hai trên đó.

5. LÁ ĐỎ nay được gọi là ca khúc đỏ, ca khúc cách mạng … và thường được dùng vào dịp lễ, nhiều nhất vẫn là ngày giải phóng miền Nam 30.4. lịch sử.
THƠ sau khi được phổ nhạc, không chỉ trường hợp Lá đỏ này rõ ràng đời bài hát/nhạc lấn lướt và “tước đoạt” dần phần đời/người thơ. Ngay quy định tác quyền (*5), nhuận bút chi trả cho phần thơ khi sử dụng nhạc … cũng chỉ là thỏa thuận dân sự giữa hai người đồng sáng tạo này và thường người nhạc chia bi nhiêu người thơ biết bi nhiêu há!
NHẠC Hoàng Hiệp vẫn sống trong lòng người qua thời gian chính bởi giai điệu hào hùng và cái tứ thơ độc đáo đó : LÁ ĐỎ. Bạn đọc có thể nghe trực tiếp bài này qua link : https://www.youtube.com/watch?v=a-GTLVYFKzg


----- Chú (5*) : Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó ( tức sau khi người sáng tác qua đời). Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn mức chung này.

5+1. LÁ ĐỎ đã hơn bốn mươi tuổi. Đời người được ngần này … là ở ngưỡng mức của sự trưởng thành hay thành đạt.

THƠ không nhất thiết phải có tứ. Song thơ hay thì … không thể không có tứ. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết trong “Công việc nhà thơ” (*5+1): “ Lao động thơ chính là tìm tứ … . Và khi tìm được tứ của bài thơ, việc của người bình thơ, phân tích thơ là lần theo mạch cảm xúc và ý tứ nhà thơ mà phát triển bài viết. LÁ ĐỎ có nhiều hơn hai bài bình thơ, tìm trên Google song đều không xuất phát từ tứ thơ, như XD đã phát biểu.


NHẠC Hoàng Hiệp theo link AT tôi đưa có 15 bài ta có thể kể đến số bài thơ mà ông phổ nhạc : CÔ GÁI VÓT CHÔNG. Thơ: Moloyclavi; Con đường có lá me bay, thơ Diệp Minh Tuyền; Đất quê ta mênh mông, thơ Bùi Minh Quốc; Mùa chim én bay ;Nhớ về Hà Nội;Nơi em gặp anh thơ Lê Thị Kim; Thành phố tôi yêu thơ Nguyễn Nhật Ánh; Thơ tình lính biển, thơ Trần Đăng Khoa;TS đông TS tây, thơ Phạm Tiến Duật; Viếng lăng Bác, thơ Viễn Phương.

--- Chú (5+1*): Công việc làm thơ trước hết là kiếm tứ. “Ngôn từ, lời chữ, vần rất quan trọng, bởi thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ. Tuy nhiên, đó là cái quan trọng thứ hai, mà cái quan trọng thứ nhất làm rường cột cho tất cả là tứ thơ, nó chỉ đạo cả bài” (Xuân Diệu).
Công việc làm thơ. Tác phẩm của Xuân Diệu do nhà xuất bản văn hoc ấn hành năm
1984. Download toàn bộ tác phẩm tai địa chỉ:  http://www.mediafire.com/?legbb2j8ve779tc


LÊ ANH THU.


Saturday, May 05, 2018

CÂU CHUYỆN THƠ VĂN XUÔI ( 6).



CÂU CHUYỆN THƠ VĂN XUÔI ( 6).


GIẢI MÃ THƠ NGUYỄN PHONG VIỆT.

Khảo cứu thơ Nguyễn Phong Việt ( tắt NP Việt) là một dự kiến có trong "Câu chuyện thơ Văn xuôi" của AT tôi. Cảm nhận không quá khó: thơ NP.Việt ( tắt thơ V.) là loại thơ giàu hay đậm chất thơ VX. Với tác giả này, yếu tố cần phải nhấn là tính truyện cao nhất, rõ rệt. Hầu hết các bài thơ đều là một câu chuyện kể. AT tôi kết bạn Facebook với NP Việt và đề nghị bạn thơ chọn gởi cho năm bài thơ theo các tiêu chí “tốt+OK” và tiêu biểu nhất với phong cách thơ mình … NP Việt đáp ứng khá bất ngờ và thể hiện ít nhiều tin tưởng ( đương nhiên đây chỉ là nhận định cá nhân AT này!).

Google tìm kiếm thấy có được hai bài khá lý thú về thơ NP Việt. Một đăng báo NLĐ xuân Mậu Tuất tựa là “Hiện tượng thơ NP Việt” và bài “Giải mã sức hút thơ NP Việt”. Từ hai bài viết này AT tôi liên tưởng đến loạt hình ảnh  và các liên hệ từ những hình ảnh đó .

1. Ai không đang đi trên một con đường (bất kỳ). Thơ V. liên tiếp in sáu năm sáu cuốn và đối tượng người đọc đã được xác định là giới trẻ, tuổi TEEN. Những cảm xúc của tuổi mới lớn biết đến yêu thương hờn giận … Có một thực trạng là … sách in càng về sau  thì “đuối” hơn trước; và như NP Việt đã ghi nhận tập đầu tiên “Đi qua thương nhớ"  là tập thơ thành công nhất của anh.

Hình ảnh con đường thơ V. đang đi là quá thuận lợi. Lên "đỉnh" ngay với tác phẩm đầu tay.Với thành công từ tập đầu tay đến nay, yêu cầu tự thân vận động hay đổi mới rõ ràng đang ngày càng thực sự bức thiết. Kế hoạch tập cuối và dự liệu sau tập thơ thứ sáu “Sao phải đau đến như vậy” mà anh chia sẻ : “ nếu số lượng in năm ngàn cuốn đầu tiên không … tiêu thụ hết, NP Việt sẽ dừng loạt thơ này”.

Hiện tượng Thơ V. còn cho tôi một hình dung về SÉT. Có tiếng rền vang động, có ánh chớp lóe sáng … ( con số 120 ngàn sách in+bán được / 6 đầu thơ là ấn tượng lớn của làng  xuất bản hay sách thơ nói riêng). Song hình như nó hoặc xa ngoài vùng của cột thu lôi hoặc cột thu sét … có vấn đề gì chăng. Đây muốn nói đến Hội nhà văn hay hội nghề nghiệp phê bình văn học... Không thấy một phản hồi hay bài viết lạm bàn đến thơ V. của Hội, của người viết phê bình ( đã thành danh) hay của cả bạn thơ đã từng viết về thơ nói chung. ( nhiều bài viết trên mạng chỉ dừng lại ở điểm sách, chưa đi sâu phân tích thơ hay tác phẩm của NP. Việt).

AT tôi “trưng” tiếp ra một hình ảnh thơ V. : TRÀ SỮA. Thức uống của giới TEEN pha trộn giữa trà ( thơ) và sữa ( văn xuôi) mà NP Việt tự nhận thơ mình là “đứa con lai”. NP Việt xác định mình không “chạy” theo cách tân thơ mà chủ yếu cho hướng thơ tựu chung dễ đọc dễ hiểu … nhằm chủ yếu đến giới trẻ ít nhiều xa lạ với thơ ca, nói chung. Phương thức trao đổi hay bán sách của NP. Việt có hình thức rất sát/tương hợp với loại thức uống của TEEN này đó.

( Xin tìm xem thông tin về ngày thơ VN mới nhất, tổ chức ở Văn Miếu Hà nội 2018: đa số người lớn tuổi đến với hội thơ) (1)..

2. Cùng ý định giải mã thơ V. có bài của Việt Quỳnh, báo  Thể thao& Văn hóa, đăng/post mạng ngày  14.12.2014. ( Nội dung bài này AT tôi tóm ý trong khổ câu cuối P.1 ngay trên đó, link có dưới phần chú thích của bài này). Điểm không khó nhận thấy là câu thơ dài quá khổ “giấy” thông thường ta vẫn thấy – sách thơ V. in luôn là khổ vuông 17cm x 17 cm. Chúng không có được kiểu trình bày của hình thức thơ VX, mà tác giả chủ động “ ngắt” dòng/câu theo vần chân. Thơ V. hay có khổ thơ năm dòng; đặc thù vần ba câu giữa liên tiếp là trắc. Có thể thấy … đặc điểm này trong những bài thơ viết từ 2009 ( chưa in/ra sách ). Còn theo “tự sự” thì bài thơ V. quan trọng nhất là hai câu mở đầu, và NP Việt cũng chủ động “kết” theo lối mở cho một bài thơ cũng bằng khổ hai (hay ở ít hơn là một) câu. Giữa bài là các khổ thơ năm dòng, AT tôi nêu “đặc thù” thơ V. trên đó.


( Có một ý kiến của người viết cho thơ V. “rất giống” thơ VX của nhà thơ Lê Văn Ngăn. Hay thơ V. là  “lối” trò chuyện, nghiêng kiểu thủ thỉ tâm tình … nhẹ nhàng của người nhiều tâm trạng… Đây thuần là những cảm nhận của người đọc/viết … về thơ V.; theo AT tôi chưa hay không đạt “chuẩn” của một bài phân tích thơ).


Xét thể loại Thơ VX, thơ V. “lệch” hay nghiêng hẳn về hướng văn bởi xu hướng hay tính truyện kể luôn là chủ đạo. Đã xuất hiện đây đó: NP.Việt không làm thơ đấy nhá  (2). Cũng vì đó mà chất hay tính thơ trong thơ V.  “yếu” và nhạt mờ hẳn. Mất đi sự cô đọng hay ngắn gọn của thơ, câu lẫn nhịp điệu thường dài và NP. Việt chủ động gieo vần trắc đậm đặc khiến tác phẩm thơ V. khó nhớ khó thuộc. Thơ V phụ thuộc nặng văn bản hay bài thơ là vì vậy.

3. Đây là khoản chia sẻ hay thơ V. cần hướng đến, nếu như “sự nghiệp” làm thơ hay đường thơ V. đi cần một ngã rẽ mới, tốt hơn. Chỉ cần “lẫy” ra ba câu chuyện chủ yếu của  nghề thơ là rõ. Xuân Diệu từng nói : lao động thơ là tìm tứ. Thơ HAY luôn có tứ. Thơ V. lại chỉ dừng ở Ý … Đành rằng thơ VX là thể thơ “đậm” ý chứ không “mạnh” tứ , song do thơ V. tự khuôn buộc trong một loại đối tượng người đọc, lẫn đề tài thể hiện … nên ý khó “bật” khó mới mà dễ bị cho là trùng lặp. Tức Ý trong thơ V. không mới, thiếu hay không đạt chuẩn của một tác phẩm thơ là sản phẩm của sáng tạo/tác.


Có một quan niệm khác nghe chớ nhầm tưởng nói khơi/chơi nhá: thơ là nghề chữ nghĩa. NP Việt chẳng lao động hay viết chữ là gì? Nói rõ hơn như vầy : chữ của người cao tay hay giỏi nghề THƠ chính là ở mực nhiều hay đa nghĩa. Một chữ mang nhiều nghĩa … hay nó luôn  “mở” “gợi” dữ dằn dữ dội dữ tợn nếu bạn so với chữ của người/giới viết VĂN. Mà chữ của thơ V. thì chính NP Việt tự nhận mình  nghiêng hướng văn nhiều hơn thơ. Tức chữ NP Việt dùng chưa có được đích nhắm hay hướng đến chuẩn mực cao của nghề thơ. Điểm này sẽ ảnh hưởng đến tính cô đọng lẫn ngắn gọn của tác phẩm thơ … và thì thơ V. chúng ta hiểu vì sao phải dài rồi.

Thứ ba thơ là sản vật của tâm hồn con người. Chỉ khi tâm hồn bị khuấy động hay xáo trộn mạnh thơ mới “ào” đến. Thơ không thể “ép mình” hay lên kế hoạch viết là có đủ số lượng bài dự tính, đây chỉ đề cập đến thơ HAY cho đời. Hoạt động sáng tạo là thường trực, công việc sáng tác là nghĩa cả và tự đổi mới là một trách nhiệm vô cùng vô tận lẫn vô biên … mà một người làm thơ phải liên tục phấn đấu. Không ngừng nghỉ. Hết cuộc đời.
Khó là việc phải làm mới thơ, mới mình. Dễ là cứ rẽ ngoặc, ra đường đi bar …

                                                                                      Lê Anh ThU.
------------ Chú của người viết ------------------
(1)   Nghĩ về cách tân thơ nói chung, khác “lém” nhá với bản năng bản chất bản tính của người làm thơ là sáng tạo. Phát biểu kết luận trong hội thảo về “cách tân thơ Việt Nam” tổ chức nhân Hội thơ 2018 của Hội Nhà văn VN là một “nhầm lẫn” này.
(2)   ( Cần xem xét nghiêm túc những phát ngôn này – AT tôi nhấn cho NP Việt). Tôi nhớ từng đọc bài viết của NP Việt sau 2 hay 3 cuốn sách đầu tiên bán rất “chạy” : bạn tự trào rằng đó có thể là do sách đã không hề được ghi ngoài bìa là thơ chăng.Đến tập mới ra năm 2017 này, bìa chính lẫn phụ đều không ghi là THƠ.
(3)   Link bài viết có cùng ý tưởng “Giải mã sức hút thơ Nguyễn Phong Việt : https://thethaovanhoa.vn/bong-da/giai-ma-suc-hut-cua-tho-nguyen-phong-viet-n20141214060542633.htm

Giải mã thơ NP. Việt ( tiếp theo)
THÁCH THỨC Đ.M và câu chuyện chữ thơ…

 1. Không lạ, bởi AT tôi đoán được 2/5 bài thơ NP Việt sẽ chọn gởi theo yêu cầu nói trên. Trước đó, tôi đã có 2 quyển thơ và đọc ( copy làm tư liệu) nhiều bài … kể cả thơ khác của NP Việt khi tìm kiếm trên mạng. Còn nữa, đến trước loạt bài này, việc “nợ” bài trong ý định viết cảm/bình cho hai tác giả thơ khác : một là tập Chấm, một nữa “Rồi lẻ loi như gió”, không thể không đề cập đến (1*).

Ngoài bài của tựa sách thơ 1: “Đi qua thương nhớ" , bài “nấu cho nhau một bữa ăn bình thường” … là bài AT tôi đoán trúng thứ 2. Dễ vì trong một bài phỏng vấn, NP Việt có đề cập đến niềm vui, sự thú vị khi viết được những bài thơ kiểu này : được mở rộng đề tài, nội dung … khác trước.NP. Việt có chia sẻ một đặc thù của thể loại thơ Việt đang theo đuổi : được tiếp cận những con  chữ gần với đời thường hơn. Cần nhắc đến thơ ở đây, bài viết này là thơ văn xuôi tiếng Việt nhá. Thế nhưng chữ thơ là gì? Giới lý luận “khoái” chơi chữ, nên bạn muốn tìm hiểu sẽ phải gõ “Ngôn ngữ thơ ca”. Khuyến cáo chung là người đọc nên đọc thêm tác giả Lê Đạt và một vài bài bình thơ “Bóng chữ” có trên google của ông này.

 Chữ thơ đây hiểu là chữ của thơ hay chữ trong thơ? AT tôi cho rằng chữ thơ đã bao trùm cả hai nghĩa chữ nói trên.

2. Thể loại thơ niêm luật như lục bát, song thất lục bát hay thơ 4,5,6,7,8 chữ… có những ràng buộc chắc chắn, chặt chẽ đến chữ thơ bởi yêu cầu của số chữ trong câu,  vần điệu, luật bằng trắc …. Thơ tự do ngỡ số chữ trong câu; số câu trong đoạn không hề bị giới hạn vẫn ít nhiều không rộng hay chưa mở bằng thơ văn xuôi … Thế nhưng, lại tùy vào tư duy thơ ( quan niệm thơ + nghề thơ, hiểu biết và nắm bắt mặt thể loại thơ; tri/kiến thức nói chung …) của mỗi cá nhân người thơ cụ thể mà chữ thơ rộng hay hẹp; mở hay bó … chặt. Cũ của người song chữ mới với ta. Bài sau luôn có chữ mới điểm mới cái mới … so bài trước là được. Chữ thơ trong thơ VX còn là chữ được người thơ vận dụng phù hợp hay hoán cải mặt tính loại thành công. Chữ của văn biến thành chữ của thơ.
Đầu bài này đặt để “thách thức Đ.M …” – đù má đĩ mẹ đó mà làm thành chữ thơ trong câu thơ một bài thơ – rõ ràng là một thách thức đầy biểu tượng cho người sáng tạo bài thơ VX .

3. Chữ thơ có thể tóm gọn trong mấy ý sau:
 + Chữ thơ luôn Mới : làm/viết thơ là hoạt động của người sáng tạo … nên yêu cầu này rõ ràng là thường trực. Không chỉ mới chữ thôi, mà còn “sinh” nghĩa mới… ( nghĩa phái sinh, nghĩa người dùng… thú chơi chữ của dân thơ; kiểu  nói lái v..v..
+ Chữ thơ phải Giàu hình ảnh, nhiều gợi mở cho người đọc thả hồn bay bổng …
+ Chữ thơ cần Đa nghĩa : đen trắng bóng mờ … phản nghĩa.
Với các tiêu chí nêu trên, chữ thơ trong bài “Nấu cho nhau …” của NP Việt AT tôi chỉ chọn được chữ bình thường có trên tựa bài chính ở mặt phản nghĩa hay nghĩa tác giả dùng có ý ngược trái hẳn lại nghĩa chữ đó.
Không thấy AI hay đâu nói tỉ lệ nào của chữ thơ trong một bài thơ phải có, song rõ ràng chúng ta hiểu tính thơ hay chất thơ nhờ vào chữ thơ … mà đậm nhạt hay mạnh yếu. Cứ lấy bài thơ “Bóng chữ” 49 từ của Lê Đạt mà tự lượng định chất thơ … thì bài thơ cần hay nên có mực tỉ lệ chữ thơ như nào thì tốt.





                                                                             Lê Anh ThU.
-------------- Chú thích của người viết ----------------
(1*) “Chấm” thơ của Nguyễn Ngọc Tư là kiểu “nhặt chữ” trong quá trình lao động của nhà văn (viết truyện). Chưa thấy một nghiên cứu về thơ của các cây bút văn xuôi dù thực tế chúng ta có một Nguyễn Nhật Ánh thành công cả hai lĩnh  vực. Với thơ “Chấm”, rõ ràng không hẳn chỉ là chuyện của chữ thơ – lệch quá sâu đậm sẽ gây khó cảm nhận cho người đọc rộng rãi nói chung. Tập thơ chưa thể nói thành công nếu tiêu chí hay xem xét ở đề mục BÀI thơ. “Rồi lẻ loi như gió” thơ của Hồ Huy Sơn, cây bút có giải thơ trẻ tương tự NP Việt ( giải Bút mới của Báo TT còn Sơn đạt giải của báo Tiền Phong). Hồ Huy Sơn thì có ý thức cách tân đổi mới thơ mình mạnh mẽ, rõ rệt song tập này “yếu” về khía cạnh tập hợp thơ, chủ đề thơ.