CÂU CHUYỆN THƠ VĂN XUÔI ( 6).
CÂU CHUYỆN THƠ VĂN XUÔI ( 6).
GIẢI MÃ THƠ NGUYỄN PHONG
VIỆT.
Khảo cứu thơ Nguyễn Phong
Việt ( tắt NP Việt) là một dự kiến có trong "Câu chuyện thơ Văn xuôi"
của AT tôi. Cảm nhận không quá khó: thơ NP.Việt ( tắt thơ V.) là loại thơ giàu
hay đậm chất thơ VX. Với tác giả này, yếu tố cần phải nhấn là tính truyện cao
nhất, rõ rệt. Hầu hết các bài thơ đều là một câu chuyện kể. AT tôi kết bạn
Facebook với NP Việt và đề nghị bạn thơ chọn gởi cho năm bài thơ theo các tiêu
chí “tốt+OK” và tiêu biểu nhất với phong cách thơ mình … NP Việt đáp ứng khá bất ngờ và thể hiện ít nhiều tin tưởng (
đương nhiên đây chỉ là nhận định cá nhân AT này!).
Google tìm kiếm thấy có được
hai bài khá lý thú về thơ NP Việt. Một đăng báo NLĐ xuân Mậu Tuất tựa là “Hiện
tượng thơ NP Việt” và bài “Giải mã sức hút thơ NP Việt”. Từ hai bài viết này AT
tôi liên tưởng đến loạt hình ảnh và các
liên hệ từ những hình ảnh đó .
1. Ai không đang đi trên một con đường (bất kỳ). Thơ V. liên tiếp in sáu năm sáu cuốn và đối tượng người đọc đã được xác định là giới trẻ, tuổi TEEN. Những cảm xúc của tuổi mới lớn biết đến yêu thương hờn giận … Có một thực trạng là … sách in càng về sau thì “đuối” hơn trước; và như NP Việt đã ghi nhận tập đầu tiên “Đi qua thương nhớ" là tập thơ thành công nhất của anh.
Hình ảnh con đường thơ V. đang đi là quá thuận lợi. Lên "đỉnh" ngay với tác phẩm đầu tay.Với thành công từ tập đầu tay đến nay, yêu cầu tự thân vận động hay đổi mới rõ ràng đang ngày càng thực sự bức thiết. Kế hoạch tập cuối và dự liệu sau tập thơ thứ sáu “Sao phải đau đến như vậy” mà anh chia sẻ : “ nếu số lượng in năm ngàn cuốn đầu tiên không … tiêu thụ hết, NP Việt sẽ dừng loạt thơ này”.
Hiện tượng Thơ V. còn cho tôi một hình dung về SÉT. Có tiếng rền vang động, có ánh chớp lóe sáng … ( con số 120 ngàn sách in+bán được / 6 đầu thơ là ấn tượng lớn của làng xuất bản hay sách thơ nói riêng). Song hình như nó hoặc xa ngoài vùng của cột thu lôi hoặc cột thu sét … có vấn đề gì chăng. Đây muốn nói đến Hội nhà văn hay hội nghề nghiệp phê bình văn học... Không thấy một phản hồi hay bài viết lạm bàn đến thơ V. của Hội, của người viết phê bình ( đã thành danh) hay của cả bạn thơ đã từng viết về thơ nói chung. ( nhiều bài viết trên mạng chỉ dừng lại ở điểm sách, chưa đi sâu phân tích thơ hay tác phẩm của NP. Việt).
AT tôi “trưng” tiếp ra một
hình ảnh thơ V. : TRÀ SỮA. Thức uống của giới TEEN pha trộn giữa trà ( thơ) và
sữa ( văn xuôi) mà NP Việt tự nhận thơ mình là “đứa con lai”. NP Việt xác định
mình không “chạy” theo cách tân thơ mà chủ yếu cho hướng thơ tựu chung dễ đọc
dễ hiểu … nhằm chủ yếu đến giới trẻ ít nhiều xa lạ với thơ ca, nói chung.
Phương thức trao đổi hay bán sách của NP. Việt có hình thức rất sát/tương hợp
với loại thức uống của TEEN này đó.
( Xin tìm xem thông tin về
ngày thơ VN mới nhất, tổ chức ở Văn Miếu Hà nội 2018: đa số người lớn tuổi đến
với hội thơ) (1)..
2. Cùng ý định giải mã thơ V.
có bài của Việt Quỳnh, báo Thể thao&
Văn hóa, đăng/post mạng ngày 14.12.2014.
( Nội dung bài này AT tôi tóm ý trong khổ câu cuối P.1 ngay trên đó, link có dưới
phần chú thích của bài này). Điểm không khó nhận thấy là câu thơ dài quá khổ
“giấy” thông thường ta vẫn thấy – sách thơ V. in luôn là khổ vuông 17cm x 17
cm. Chúng không có được kiểu trình bày của hình thức thơ VX, mà tác giả chủ
động “ ngắt” dòng/câu theo vần chân. Thơ V. hay có khổ thơ năm dòng; đặc thù
vần ba câu giữa liên tiếp là trắc. Có thể thấy … đặc điểm này trong những bài
thơ viết từ 2009 ( chưa in/ra sách ). Còn theo “tự sự” thì bài thơ V. quan
trọng nhất là hai câu mở đầu, và NP Việt cũng chủ động “kết” theo lối mở cho
một bài thơ cũng bằng khổ hai (hay ở ít hơn là một) câu. Giữa bài là các khổ
thơ năm dòng, AT tôi nêu “đặc thù” thơ V. trên đó.
( Có một ý kiến của người
viết cho thơ V. “rất giống” thơ VX của nhà thơ Lê Văn Ngăn. Hay thơ V. là “lối” trò chuyện, nghiêng kiểu thủ thỉ tâm
tình … nhẹ nhàng của người nhiều tâm trạng… Đây thuần là những cảm nhận của
người đọc/viết … về thơ V.; theo AT tôi chưa hay không đạt “chuẩn” của một bài
phân tích thơ).
Xét thể loại Thơ VX, thơ V.
“lệch” hay nghiêng hẳn về hướng văn bởi xu hướng hay tính truyện kể luôn là chủ
đạo. Đã xuất hiện đây đó: NP.Việt không làm thơ đấy nhá (2). Cũng vì đó mà chất hay tính thơ trong
thơ V. “yếu” và nhạt mờ hẳn. Mất đi sự
cô đọng hay ngắn gọn của thơ, câu lẫn nhịp điệu thường dài và NP. Việt chủ động
gieo vần trắc đậm đặc khiến tác phẩm thơ V. khó nhớ khó thuộc. Thơ V phụ thuộc
nặng văn bản hay bài thơ là vì vậy.
3. Đây là khoản chia sẻ hay
thơ V. cần hướng đến, nếu như “sự nghiệp” làm thơ hay đường thơ V. đi cần một
ngã rẽ mới, tốt hơn. Chỉ cần “lẫy” ra ba câu chuyện chủ yếu của nghề thơ là rõ. Xuân Diệu từng nói : lao động
thơ là tìm tứ. Thơ HAY luôn có
tứ. Thơ V. lại chỉ dừng ở Ý … Đành rằng thơ VX là thể thơ “đậm” ý chứ không
“mạnh” tứ , song do thơ V. tự khuôn buộc trong một loại đối tượng người đọc,
lẫn đề tài thể hiện … nên ý khó “bật” khó mới mà dễ bị cho là trùng lặp. Tức Ý
trong thơ V. không mới, thiếu hay không đạt chuẩn của một tác phẩm thơ là sản
phẩm của sáng tạo/tác.
Có một quan niệm khác nghe
chớ nhầm tưởng nói khơi/chơi nhá: thơ là nghề chữ nghĩa. NP Việt chẳng lao động hay viết chữ
là gì? Nói rõ hơn như vầy : chữ của người cao tay hay giỏi nghề THƠ chính là ở
mực nhiều hay đa nghĩa. Một chữ mang nhiều nghĩa … hay nó luôn “mở” “gợi” dữ dằn dữ dội dữ tợn nếu bạn so
với chữ của người/giới viết VĂN. Mà chữ của thơ V. thì chính NP Việt tự nhận
mình nghiêng hướng văn nhiều hơn thơ.
Tức chữ NP Việt dùng chưa có được đích nhắm hay hướng đến chuẩn mực cao của nghề
thơ. Điểm này sẽ ảnh hưởng đến tính cô đọng lẫn ngắn gọn của tác phẩm thơ … và
thì thơ V. chúng ta hiểu vì sao phải dài rồi.
Thứ ba thơ là sản vật của tâm
hồn con người. Chỉ khi tâm hồn bị khuấy động hay xáo trộn mạnh thơ mới “ào”
đến. Thơ không thể “ép mình” hay lên kế hoạch viết là có đủ số lượng bài dự
tính, đây chỉ đề cập đến thơ HAY cho đời. Hoạt động sáng tạo là thường trực,
công việc sáng tác là nghĩa cả và tự đổi mới là một trách nhiệm vô cùng vô tận
lẫn vô biên … mà một người làm thơ phải liên tục phấn đấu. Không ngừng nghỉ.
Hết cuộc đời.
Khó là việc phải làm mới thơ,
mới mình. Dễ là cứ rẽ ngoặc, ra đường đi bar …
Lê Anh ThU.
------------ Chú của người
viết ------------------
(1) Nghĩ về cách
tân thơ nói chung, khác “lém” nhá với bản năng bản chất bản tính của người làm
thơ là sáng tạo. Phát biểu kết luận trong hội thảo về “cách tân thơ Việt Nam” tổ chức
nhân Hội thơ 2018 của Hội Nhà văn VN là một “nhầm lẫn” này.
(2) ( Cần xem xét
nghiêm túc những phát ngôn này – AT tôi nhấn cho NP Việt). Tôi nhớ từng đọc bài
viết của NP Việt sau 2 hay 3 cuốn sách đầu tiên bán rất “chạy” : bạn tự trào
rằng đó có thể là do sách đã không hề được ghi ngoài bìa là thơ chăng.Đến tập
mới ra năm 2017 này, bìa chính lẫn phụ đều không ghi là THƠ.
(3) Link bài viết
có cùng ý tưởng “Giải mã sức hút thơ Nguyễn Phong Việt : https://thethaovanhoa.vn/bong-da/giai-ma-suc-hut-cua-tho-nguyen-phong-viet-n20141214060542633.htm
Giải mã thơ NP. Việt ( tiếp
theo)
THÁCH THỨC Đ.M và câu chuyện chữ thơ…
THÁCH THỨC Đ.M và câu chuyện chữ thơ…
1. Không lạ, bởi AT tôi đoán được 2/5 bài thơ NP
Việt sẽ chọn gởi theo yêu cầu nói trên. Trước đó, tôi đã có 2 quyển thơ và đọc
( copy làm tư liệu) nhiều bài … kể cả thơ khác của NP Việt khi tìm kiếm trên
mạng. Còn nữa, đến trước loạt bài này, việc “nợ” bài trong ý định viết cảm/bình
cho hai tác giả thơ khác : một là tập Chấm, một nữa “Rồi lẻ loi như gió”, không
thể không đề cập đến (1*).
Ngoài bài của tựa sách thơ 1:
“Đi qua thương nhớ" , bài “nấu cho nhau một bữa ăn bình thường” … là
bài AT tôi đoán trúng thứ 2. Dễ vì trong một bài phỏng vấn, NP Việt có đề cập
đến niềm vui, sự thú vị khi viết được những bài thơ kiểu này : được mở rộng đề
tài, nội dung … khác trước.NP. Việt có chia sẻ một đặc thù của thể loại thơ
Việt đang theo đuổi : được tiếp cận những con chữ gần với đời thường hơn. Cần nhắc đến thơ ở
đây, bài viết này là thơ văn xuôi tiếng Việt nhá. Thế nhưng chữ thơ là gì? Giới
lý luận “khoái” chơi chữ, nên bạn muốn tìm hiểu sẽ phải gõ “Ngôn ngữ thơ ca”.
Khuyến cáo chung là người đọc nên đọc thêm tác giả Lê Đạt và một vài bài bình
thơ “Bóng chữ” có trên google của ông này.
Chữ thơ đây hiểu là chữ của thơ hay chữ trong
thơ? AT tôi cho rằng chữ thơ đã bao trùm cả hai nghĩa chữ nói trên.
2. Thể loại thơ niêm luật như
lục bát, song thất lục bát hay thơ 4,5,6,7,8 chữ… có những ràng buộc chắc chắn,
chặt chẽ đến chữ thơ bởi yêu cầu của số chữ trong câu, vần điệu, luật bằng trắc …. Thơ tự do ngỡ số
chữ trong câu; số câu trong đoạn không hề bị giới hạn vẫn ít nhiều không rộng
hay chưa mở bằng thơ văn xuôi … Thế nhưng, lại tùy vào tư duy thơ ( quan niệm
thơ + nghề thơ, hiểu biết và nắm bắt mặt thể loại thơ; tri/kiến thức nói chung
…) của mỗi cá nhân người thơ cụ thể mà chữ thơ rộng hay hẹp; mở hay bó … chặt. Cũ
của người song chữ mới với ta. Bài sau luôn có chữ mới điểm mới cái mới … so
bài trước là được. Chữ thơ trong thơ VX còn là chữ được người thơ vận dụng phù
hợp hay hoán cải mặt tính loại thành công. Chữ của văn biến thành chữ của thơ.
Đầu bài này đặt để “thách
thức Đ.M …” – đù má đĩ mẹ đó mà làm thành chữ thơ trong câu thơ một bài thơ –
rõ ràng là một thách thức đầy biểu tượng cho người sáng tạo bài thơ VX .
3. Chữ thơ có thể tóm gọn
trong mấy ý sau:
+ Chữ thơ luôn Mới : làm/viết thơ là hoạt động
của người sáng tạo … nên yêu cầu này rõ ràng là thường trực. Không chỉ mới chữ
thôi, mà còn “sinh” nghĩa mới… ( nghĩa phái sinh, nghĩa người dùng… thú chơi
chữ của dân thơ; kiểu nói lái v..v..
+ Chữ thơ phải Giàu hình ảnh, nhiều gợi mở cho người đọc thả hồn bay bổng …
+ Chữ thơ cần Đa nghĩa : đen trắng bóng mờ … phản nghĩa.
+ Chữ thơ phải Giàu hình ảnh, nhiều gợi mở cho người đọc thả hồn bay bổng …
+ Chữ thơ cần Đa nghĩa : đen trắng bóng mờ … phản nghĩa.
Với các tiêu chí nêu trên,
chữ thơ trong bài “Nấu cho nhau …” của NP Việt AT tôi chỉ chọn được chữ bình
thường có trên tựa bài chính ở mặt phản nghĩa hay nghĩa tác giả dùng có ý ngược
trái hẳn lại nghĩa chữ đó.
Không thấy AI hay đâu nói tỉ lệ nào của chữ thơ trong một bài thơ phải có, song rõ ràng chúng ta hiểu tính thơ hay chất thơ nhờ vào chữ thơ … mà đậm nhạt hay mạnh yếu. Cứ lấy bài thơ “Bóng chữ” 49 từ của Lê Đạt mà tự lượng định chất thơ … thì bài thơ cần hay nên có mực tỉ lệ chữ thơ như nào thì tốt.
Không thấy AI hay đâu nói tỉ lệ nào của chữ thơ trong một bài thơ phải có, song rõ ràng chúng ta hiểu tính thơ hay chất thơ nhờ vào chữ thơ … mà đậm nhạt hay mạnh yếu. Cứ lấy bài thơ “Bóng chữ” 49 từ của Lê Đạt mà tự lượng định chất thơ … thì bài thơ cần hay nên có mực tỉ lệ chữ thơ như nào thì tốt.
Lê
Anh ThU.
-------------- Chú thích của người viết ----------------
(1*) “Chấm” thơ của Nguyễn Ngọc Tư là kiểu “nhặt chữ” trong
quá trình lao động của nhà văn (viết truyện). Chưa thấy một nghiên cứu về thơ
của các cây bút văn xuôi dù thực tế chúng ta có một Nguyễn Nhật Ánh thành công
cả hai lĩnh vực. Với thơ “Chấm”, rõ ràng
không hẳn chỉ là chuyện của chữ thơ – lệch quá sâu đậm sẽ gây khó cảm nhận cho
người đọc rộng rãi nói chung. Tập thơ chưa thể nói thành công nếu tiêu chí hay
xem xét ở đề mục BÀI thơ. “Rồi lẻ loi như gió” thơ của Hồ Huy Sơn, cây bút có
giải thơ trẻ tương tự NP Việt ( giải Bút mới của Báo TT còn Sơn đạt giải của
báo Tiền Phong). Hồ Huy Sơn thì có ý thức cách tân đổi mới thơ mình mạnh mẽ, rõ
rệt song tập này “yếu” về khía cạnh tập hợp thơ, chủ đề thơ.
0 Comments:
Post a Comment
<< Home