tholeanhthu

Tuesday, May 08, 2018

LÁ ĐỎ, THƠ và NHẠC ...




LÁ ĐỎ, THƠ NHẠC và …

… GOOGLE. Bài viết này phát sinh trong quá trình Google tìm kiếm phục vụ bài viết về TỨ THƠ, đã có phần một trên mạng ( từ khóa tìm : Tứ thơ Google (1)). Và Lá đỏ, thật lý tưởng cho việc dùng như một ví dụ tốt của tứ thơ. Nó cũng thừa đủ tư liệu cho một bài viết riêng chia sẻ người đọc mạng.

1. LÁ ĐỎ … và nhiều hơn là lá vàng, thường là sắc màu chuyển từ xanh – non của chất diệp lục tố sang, ở Việt Nam ta thấy nhiều vào mùa hanh khô đầu nắng và dữ dội hơn vào cuối tháng tư hàng năm. Nghiên cứu của giới làm khoa học thì đấy là cả một quá trình hàng chục triệu năm của thực vật để tồn tại và phát triển khi đối diện với những biến đổi lớn … từ tiết trời bên ngoài. Trích, có chỉnh sửa ít chữ của Google: “… chất carotenoids, màu vàng+nhạt bảo vệ những lục lạp xanh còn sót lại trong lá. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những cây sinh trưởng ở nơi điều kiện khắc nghiệt, nơi đất nghèo dinh dưỡng, vì nó cho phép chúng có thể duy trì việc sản xuất nhằm tích trữ nhiều hơn các hợp chất hữu cơ cần thiết khi tiết mùa chuyển đổi mạnh. Màu đỏ đến từ anthocyanins mang tới màu sắc đỏ hay tím +đậm cho dâu tây, táo đỏ, mận và cà chua tím”.

THƠ của Nguyễn Đình Thi, viết năm 1974. Khi này tác giả có chuyến vượt Trường Sơn cùng một số nhà thơ khác. Theo lời kể thì đoàn của ông thoát chết … do xe bị bom một cách may mắn và lạ lùng. Anh Thu (tắt AT) tôi thấy có hai cách trình bày bài thơ này. Trọn bài tám dòng, thơ sáu chữ. Duy chỉ câu thứ ba có bảy chữ “ Em đứng bên đường, như quê hương”. Cách hai bài thơ này thấy có chín dòng, ngắt nhịp 4/3 đúng câu thứ ba bảy chữ nêu trên. Ta xem bài thơ Lá đỏ, với cách trình bày thứ hai :

“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường
Như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn”.


NHẠC của Hoàng Hiệp, AT tôi nghe nhiều ca sĩ hát thì chỉ thích mỗi nghệ sĩ ưu tú Tạ Minh Tâm. Có thể phần “phối” nhạc và giọng ca trầm, hơi/khí lực của người này giúp ca khúc nghe hùng hồn mạnh mẽ hẳn những người hát khác. Link tình cờ khi tìm trên google (https://www.youtube.com/watch?v=Shy3NkirNvI) còn cho thấy Hoàng Hiệp là người có rất nhiều tác phẩm phổ thơ (*1) nha.

 --- Chú (*1) : cách gọi phổ thơ AT tôi nghe quen, ngỡ nó “chạy” từ chữ phỏng ( theo ) thơ ở một số trường hợp người nhạc không lấy ( gần) hết ý tứ bài thơ. Thế nên rất bất ngờ khi anh con trai ở nhà “chỉnh”: phổ nhạc mới đúng. Nhạc sĩ phổ thơ thành nhạc. Ý kiến này đúng là nói phổ nhạc chuẩn hơn, nhưng cách dùng tiếng Việt bấy lâu nay nói phổ thơ người ta cũng hiểu.

2. LÁ ĐỎ … là tứ ( của bài ) thơ. Khởi đầu nó là một hình ảnh chiếc lá bé nhỏ, nhờ sức gợi của sắc màu ( đỏ) ấy cộng lượng số nhiều ở rừng mùa khô, trong gió lồng bay … mà đẩy liên tưởng của người đọc đixa/lêncao hơn : màu cờ - màu máu - người lính - bước hành quân - chiến đấu - gian khổ+hy sinh - quê hương/đất nước.

THƠ gọn, chặt. Khoảng cách giữa các hàngchữ/dòngthơ không thinh lặng mà “ám”nặng. Sự thay đổi trong ngắt chữ/câu thơ: hai/bốn; bốn/hai và ba/ba chữ … trong đó nhịp ngắt ba/ba kết mỗi phần chia hai đoạn của bài thơ vừa câu thúc, vừa bật vỡ thật vững chãi. Nó là sự cộng thêm cho niềm tin cũng là lời hẹn cùng gặp nhau ở đích cuối cùng cuộc chiến dài 30 năm: giữa Sài Gòn.

NHẠC không rõ viết+phát buổi đầu vào thời điểm nào. Ngay nhà thơ cũng chỉ nghe được sau chiến thắng 30.4 năm 1975. Còn nhạc sĩ  Hoàng Hiệp chia sẻ khi bắt gặp bài thơ, cảm xúc ông dâng trào bởi niềm tin chiến thắng và mơ ước được về “tắm” lại dòng sông quê (An Giang) sau hơn hai mươi năm trời xa vắng. Khoảng thời gian không xác định rõ có trước hay sau ngày 30.4.1975. Cả hai tác giả thơ nhạc, Nguyễn Đình Thi và Hoàng Hiệp thì nay đã là người thiên cổ … nên câu trả lời này là của cộng đồng người đọc yêu quý bài thơ và bài hát Lá Đỏ này.

3. LÁ (ĐỎ) …với các chủng loài thực vật có ở Việt Nam thì thật tình là không hoàn toàn đỏ như màu đỏ của cờ của máu ( chỉ lá phong … của vùng ôn đới vào mùa lá thật tuyền đỏ). Cũng như rừng … sao lại lạ (?), với nhà thơ Nguyễn Đình Thi qua chuyến đi dọc Trường Sơn ? Được biết, ông cùng gia đình đã có quãng thời gian sống ở Lào, có thể nói cũng qua không biết bao nhiêu miền đất, cánh rừng … mà vẫn dùng từ lạ trước cảnh rừng vào mùa thay lá.

THƠ “mất” chữ lạ khi phổ nhạc. Có thể người làm nhạc muốn có được hai câu nhạc tương đồng nhau nên đã thay lạ bằng Trường Sơn. Hay chính người nhạc sĩ không (bị) lạ … với cảnh sắc rừng chuyển màu lá. Chỗ này “tám” khơi thôi, nói thêm sẽ thành thày tán …thơ mất. Một đảo ngữ để nhấn: Như quê hương cuối câu ba phần thơ thì sang nhạc vẫn nguyên giá trị “đảo” chữ này. Có điều mạnh mẽ hơn nó nằm ngay đầu câu thứ tư, câu cuối của một đoạn nhạc đầu bài hát ( có hai đoạn nhạc).

NHẠC sĩ “bắt” hay đọc tứ thơ … có phần “xịn” hơn dân làm thơ ? Họ “phổ” nhạc với độ nhạy của ( con) ÂM, VẬN (chữ) bởi một tư chất (riêng của cái giống loài) người nghệ sĩ. Hơn thế, sự sáng tạo sau bước sáng tạo của người làm thơ, người nhạc còn được quyền tung tẩy cùng luyến láy với nhịp điệu câu chữ; bởi khúc thức, câu+đoạn nhạc. Có cả quyền “nhấn” bằng điệp khúc: hát lại nhiều lần khúc mức/đỉnh nhất.
Điệp khúc nói đến là đây:
 “ Chào em, em gái tiền phương. Ơi em gái tiền phương.
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn!
Chào em, em gái tiền phương. Ơi em gái tiền phương.
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn!”.

Đấy là ta còn chưa đề cập đến nhiều loại nhạc cụ, thiết bị điện tử, âm thanh … và hình ảnh khi bài hát được dàn dựng ghi/phát hình lên sóng … mà người đọc thơ không tiếp cận được  như người nghe hát/nhạc chịu ảnh hưởng.

 4. LÁ ĐỎ … có phần lập tứ khá chuẩn. Khởi từ một hình ảnh bé tí, dung dị và đâu cũng thấy đến … ngỡ rất bình thường như lá đó, nối bằng khoảng trắng giữa các dòng thơ: lộng gió – ào ào ( giữa câu 1 và 2) lá đỏ - em đứng ( giữa câu 2 và 3) ; quê hương – vai áo bạc quàng súng trường (giữa câu 3 và 4). Khoảng rỗng giữa hai đoạn câu - gồm bốn dòng thơ- nối … tới đoàn quân, đi vội vã; nối tuyến hai với chiến trận qua nhòa trời lửa. TRẮNG cùng RỖNG sẽ không còn ý nghĩa gì, nếu nhà thơ không kết nối được TRAI ( người lính/đi) với GÁI bằng một lời hẹn vào niềm tin tất thắng: gặp lại giữa Sài gòn. Cái ý, cái tình ngỡ bâng quơ giữa đường/rừng ấy trở nên gắn kết, rõ ràng hơn trong một câu hẹn ước: GIỮA SÀI GÒN. Không có sự động viên nào trọn vẹn và giàu ý nghĩa cách mạng với người ra trận hơn được như thế! Nhất là ở/rơi đúng/cận  thời điểm … của ngày 30.4 lịch sử.

THƠ đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội, khoảng năm 1974 đầu 1975 ( không được Google giúp xác định). Và rõ ràng, với Hoàng Hiệp thì thơ có được cảm nhận xuất sắc hơn Nguyễn Đình Thi, người đã sáng tạo ra phần thơ Lá đỏ.  Phần Cảm/bình thơ trên Google ( người viết LKM và báo Văn nghệ của Hội NVVN đã đăng đó) có điểm chưa ổn. Đó là còn lẫn lộn thơ nhạc, vì khi này rõ ràng phần đời nhạc của Lá đỏ sau khi được thu phát trên sóng … đã át mất phần đời thơ. Và hình thức câu/thể thơ sáu chữ không làm nên nhịp bước quân hành (*4) … của Lá đỏ. ( AT tôi có thể chỉ dẫn đến bài Quê hương, thơ Đỗ Trung Quân, nhạc Giáp Văn Thạch, là … bác bỏ cái gọi là ưu thế của thể thơ sáu chữ đi cùng sự chắc bền hay bước quân đi dồn dập).

--- Chú : (*4)“Về nhịp điệu: Trong 8 câu thơ có 7 câu là thể lục ngôn ( 6 âm tiết) vì vậy về cơ bản là nhịp điệu của bước chân hành quân dồn dập, vững bền, chắc khoẻ”. Trích Blog LKM. 

NHẠC có cấu trúc song song, bài hai đoạn A-A’. Mỗi đoạn lại chia hai bằng hai câu nhạc, phần đầu “hệt” nhau, chỉ khác nửa cuối mỗi đoạn/bài trong đó nửa đoạn sau được đẩy/lấy làm điệp khúc ( đã dẫn trên). Và, “tứ” thơ đã được nhạc sĩ “láy” và thêm phần gần gũi, thân thương hơn bởi từ ƠI, em gái tiền phương …với nhịp ngắt từ 2/4 câu trước đó thành ¼ để “thúc” lại nhịp 3/3 chủ đạo kết thúc bài, như đã đề cập phần hai trên đó.

5. LÁ ĐỎ nay được gọi là ca khúc đỏ, ca khúc cách mạng … và thường được dùng vào dịp lễ, nhiều nhất vẫn là ngày giải phóng miền Nam 30.4. lịch sử.
THƠ sau khi được phổ nhạc, không chỉ trường hợp Lá đỏ này rõ ràng đời bài hát/nhạc lấn lướt và “tước đoạt” dần phần đời/người thơ. Ngay quy định tác quyền (*5), nhuận bút chi trả cho phần thơ khi sử dụng nhạc … cũng chỉ là thỏa thuận dân sự giữa hai người đồng sáng tạo này và thường người nhạc chia bi nhiêu người thơ biết bi nhiêu há!
NHẠC Hoàng Hiệp vẫn sống trong lòng người qua thời gian chính bởi giai điệu hào hùng và cái tứ thơ độc đáo đó : LÁ ĐỎ. Bạn đọc có thể nghe trực tiếp bài này qua link : https://www.youtube.com/watch?v=a-GTLVYFKzg


----- Chú (5*) : Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó ( tức sau khi người sáng tác qua đời). Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn mức chung này.

5+1. LÁ ĐỎ đã hơn bốn mươi tuổi. Đời người được ngần này … là ở ngưỡng mức của sự trưởng thành hay thành đạt.

THƠ không nhất thiết phải có tứ. Song thơ hay thì … không thể không có tứ. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết trong “Công việc nhà thơ” (*5+1): “ Lao động thơ chính là tìm tứ … . Và khi tìm được tứ của bài thơ, việc của người bình thơ, phân tích thơ là lần theo mạch cảm xúc và ý tứ nhà thơ mà phát triển bài viết. LÁ ĐỎ có nhiều hơn hai bài bình thơ, tìm trên Google song đều không xuất phát từ tứ thơ, như XD đã phát biểu.


NHẠC Hoàng Hiệp theo link AT tôi đưa có 15 bài ta có thể kể đến số bài thơ mà ông phổ nhạc : CÔ GÁI VÓT CHÔNG. Thơ: Moloyclavi; Con đường có lá me bay, thơ Diệp Minh Tuyền; Đất quê ta mênh mông, thơ Bùi Minh Quốc; Mùa chim én bay ;Nhớ về Hà Nội;Nơi em gặp anh thơ Lê Thị Kim; Thành phố tôi yêu thơ Nguyễn Nhật Ánh; Thơ tình lính biển, thơ Trần Đăng Khoa;TS đông TS tây, thơ Phạm Tiến Duật; Viếng lăng Bác, thơ Viễn Phương.

--- Chú (5+1*): Công việc làm thơ trước hết là kiếm tứ. “Ngôn từ, lời chữ, vần rất quan trọng, bởi thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ. Tuy nhiên, đó là cái quan trọng thứ hai, mà cái quan trọng thứ nhất làm rường cột cho tất cả là tứ thơ, nó chỉ đạo cả bài” (Xuân Diệu).
Công việc làm thơ. Tác phẩm của Xuân Diệu do nhà xuất bản văn hoc ấn hành năm
1984. Download toàn bộ tác phẩm tai địa chỉ:  http://www.mediafire.com/?legbb2j8ve779tc


LÊ ANH THU.


0 Comments:

Post a Comment

<< Home