tholeanhthu

Friday, December 14, 2018

Thằng Bờm, ... thách thức viết ngắn.



Thằng Bờm, thơ xưa, câu chuyện bà cháu và thách thức viết ngắn.

1. AT tôi ( tắt của Lê Anh Thu) đã hơi bất ngờ khi cháu ngoại Na, vừa vào lớp Một bảo rằng cháu không biết bài thơ Thằng Bờm ( tắt T.B*). Nhưng ngay khi tôi đọc “Thằng Bờm có cái quạt mo” thì cháu Na nói “ Con thuộc rồi. Bà dạy cháu rồi”.
Bà nói trên đây là bà ngoại cháu Na, dân văn chương gốc, làm báo. Chăm dạy cháu bằng những câu chuyện tự nghĩ ra kể, và nhiều bài thơ vần vè. Bà trong câu chuyện trên đầu bài AT tôi có hỏi, vai bà cố của Na: Bà có nhớ mình thuộc bài thơ Thằng Bờm từ bao giờ? Câu trả lời “không nhớ nổi” “lâu rồi!”. Khi tôi cho là bà biết và thuộc T.B khoảng nhỏ 10 tuổi thì bà đồng tình mốc thời gian này.

Bà cố ( bà ngoại, mẹ) đến Na là quãng cách ba thế hệ, tuổi chênh nhau bảy mươi năm lẻ đó. Thế mà T.B chắc chắn có tuổi “đời” gấp 2-3 … hay nhiều lần hơn nữa của cái bảy chục năm. Thơ được xếp loại văn học dân gian, truyền miệng truyền đời ông bà sang cháu chắt … Thơ T.B chúng ta đọc/thấy chỉ là được giới ngôn ngữ ký âm lại khi người Việt có được chữ viết La-tinh ( Wiki ghi nhận thời gian giữa TK 19).

2. Nói T.B HAY là thừa. Thơ tồn tại qua ngần ấy thời gian … thì phải là thơ cực HAY. Là của nã quý báu của đất nước Việt này, là tài sản của dân tộc Lạc Hồng ta đó. Hỏi T.B hay làm sao, mới là câu trả lời không dễ. Tìm kiếm trên Google thấy hơn ngoài một chục bài viết về nó, đa phần cảm nhận cái lý thú của thơ. Mỗi bài là một góc nhìn của người viết song đọc không thấy đã hay khoái lắm. Đa phần lại dài gấp hàng chục lần độ dài thơ T.B : tổng có 70 chữ / 10 câu hay 5 cặp thơ lục bát. Vậy nên mới có thách thức viết ngắn nhất, bật được cái đã làm nên sự độc đáo của bài thơ này.

3. Hãy đề cập khoản độc nhất của một nhân vật THẰNG. Trong thể loại VHDG và thơ. Phần này, bên văn xuôi có nhân vật thằng mõ … còn thì Cuội được gọi bằng chú. Đến sau này, thời VH hiện thực xã hội ta mới có một thằng anh Chí  Phèo của nhà văn Nam Cao.

4. Nhưng đỉnh nhất của T.B chính là “sự” TẮT. Không vấp váp, cùng không gây một tẹo nào thắc mắc. Người nghe hay đọc T.B đón nhận hay tiếp nhận "TẮT" trong thơ Bờm trên cả tuyệt vời. Hai khoản “Phú ông xin đổi” và “Bờm rằng bờm chẳng” (*) đã thay nhau lặp đi lặp lại trong chín câu của bài thơ mười câu lục bát. Thêm bốn câu thơ lược "tắt" nữa: bỏ bốn còn một chữ phần vật phẩm Phú ông dùng trao đổi lấy quạt mo của Bờm. Chữ còn độc nhất là chữ nối vần câu tám sang câu sáu chữ tiếp đó. Hai khoản tắt trên đây qua việc tinh giản mạnh số chữ của bài thơ cộng thêm nhiều khoản lặp bằng khổ bốn chữ của thể đồng dao, hát như nói giúp người ta nghe thuộc rồi nhớ bài thơ dễ dàng hơn rất nhiều …

Người đọc có thể tìm thấy sự/kiểu “tắt” của T.B ngày một nhiều hay đậm đặc trong các room chat, hay bài viết trên các group, diễn đàn … trang mạng hiện nay. Và như thế TB đã hiện đại từ rất lâu rồi nhá.

LÊ ANH THU.

----------------- Chú thích của người viết  -------------------
(*) Có một ít bài đề cập ( chi li hơn) đến khoản tắt “Bờm rằng Bờm chẳng lấy” … năm chữ. Song AT tôi chỉ lẫy bốn chữ thơ, vì trọng điểm bài này nhấn T.B là sản phẩm của thể loại Văn học truyền miệng và chính đặc trưng đồng dao … mới là cái giúp T.B tồn tại đến tận ngày nay.

Bài thơ Thằng Bờm.

Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi 
ao sâu cá mè
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.

Tác giả khuyết danh.

0 Comments:

Post a Comment

<< Home